Phụ nữ mất ngủ nhiều hơn nam giới?
Đây là khẳng định đã được tiến hành nghiên cứu và đưa ra công bố. Theo nghiên cứu cho thấy có tới 67% phụ nữ gặp phải những vấn đề liên quan tới giác ngủ ít nhất một vài đêm trong tháng qua và 46% gặp vấn đề hầu như mỗi đêm. Từ đó cho thấy tỷ lệ phụ nữ mất ngủ nhiều hơn nam giới đặc biệt là phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của phụ nữ.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mất ngủ
Theo các chuyên gia tỉ lệ nữ giới bị mất ngủ cao hơn 1,5 lần sao với nam giới. Nguyên nhân khiến phụ nữ mất ngủ cao hơn nam giới chủ yếu là do sự khác biệt về hormone cùng các vấn đề về sức khỏe phổ biến ở nữ như:
Phụ nữ mất ngủ do thay đổi nội tiết tố
Nguyên nhân đầu tiên khiến phụ nữ mất ngủ đó là do sự thay đổi của nội tiết tố nữ bên trong cơ thể. Vào các thời điểm có sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể như: thời kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh… Cụ thể:
- Phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Ở giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện và trong những ngày hành kinh, nồng độ hormone progesterone sẽ giảm xuống khiến các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra. Điều này có thể làm gia tăng tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở nhiều chị em phụ nữ. Cũng theo một số nghiên cứu về giấc ngủ, có khoảng 23% phụ nữ xuất hiện rối loạn giấc ngủ vào tuần trước ngày hành kinh và khoảng 30% trong ngày hành kinh.
- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai: Nội tiết tố của phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ thay đổi liên tục và làm gia tăng cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, nồng độ progesterone và estrogen sẽ bắt đầu ổn định trở lại nhưng cơ thể của mẹ bầu lại có nhiều xáo trộn. Lúc này, phụ nữ sẽ dễ mất ngủ, khó ngủ bởi thường xuyên tiểu đêm, nhiệt độ cơ thể thay đổi, khó tìm được tư thế thoải mái hoặc mắc hội chứng chân không yên.
- Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, phụ nữ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc nửa đêm. Nguyên nhân đó là do nồng độ hormone estrogen sụt giảm, thời gian cơ thể hạ nhiệt sẽ bị đẩy tập trung về gần sáng khiến ngủ muộn. Trong khi đó, mức độ giảm nhiệt cũng không sâu càng làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Phụ nữ mất ngủ do căng thẳng, trầm cảm
Những người thường xuyên bị lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm… cũng là những đối tượng bị bệnh mất ngủ ghé thăm.
Phụ nữ mất ngủ do ảnh hưởng của bệnh lý
Với những bệnh nhân bị mắc 1 trong những bệnh lý như: són tiểu, mất khả năng kiểm soát bàng quang, buồng trứng đa nang, đau cơ xơ hóa… hoặc những người bị bệnh liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, mộng du, hoảng sợ trong giấc ngủ, hội chứng chân không yên… đều có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ do các triệu chứng của bệnh tái phát.
Các dấu hiệu của tình trạng mất ngủ
Các dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn ngủ không đủ giấc bao gồm:
- Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, đặc biệt là trong các hoạt động yên tĩnh như ngồi trong rạp chiếu phim hoặc lái xe
- Đi vào giấc ngủ trong vòng 5 phút sau khi nằm xuống
- Thời gian ngủ ngắn trong giờ thức dậy (ngủ nhỏ)
- Cần đồng hồ báo thức để thức dậy đúng giờ mỗi ngày và gặp khó khăn khi ra khỏi giường mỗi ngày
- Cảm thấy chệnh choạng khi thức dậy vào buổi sáng hoặc suốt cả ngày
- Thay đổi tâm trạng, hay quên
- Khó tập trung vào một nhiệm vụ nào đó.
- Ngủ nhiều hơn vào những ngày bạn không phải thức dậy vào một giờ nhất định
Phụ nữ mất ngủ có thể gây những tác hại gì?
Bệnh mất ngủ diễn ra ở phụ nữ có thể khiến chị em gia tăng rủi ro gặp những tình trạng sức khỏe dưới đây:
Da nhăn, khô sạm
Làn da khô, mắt thâm quầng, thần thái kém tươi tắn… là những triệu chứng điển hình sau một đêm dài bị mất ngủ ở phụ nữ. Bởi thực tế, tình trạng mất ngủ hay ngủ không đủ giấc chính là nguyên nhân chính gây rối loạn điều tiết da, khiến làn da trở nên thiếu sức sống.
Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tăng lượng tiết hormone cortisol, làm giảm sự tổng hợp collagen và khiến cho làn da kém mịn màng, săn chắc và trở nên khô, sạm nám và chảy xệ. Ngoài ra, mất ngủ còn làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm da như dị ứng, nổi mụn ở phụ nữ tuổi trung niên.
Tăng cân
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người mất ngủ thường xuyên sẽ làm tăng lượng ghrelin – một loại hormone có tác dụng kích thích cơn thèm ăn cao hơn so với người ngủ đủ giấc. Khi đó, người bệnh sẽ có xu hướng ăn nhiều tinh bột và đồ ngọt trong những đêm mất ngủ. Không những thế, mất ngủ còn làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của một số loại hormone đốt cháy lượng calo thừa trong cơ thể.
Rụng tóc
Ban đêm là giai đoạn cơ thể và trí não được nghỉ ngơi, phục hồi. Tuy nhiên, khi bị mất ngủ, quá trình tuần hoàn máu lên não và da đầu sẽ giảm, gây ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng tóc khiến tóc dễ gãy rụng.
Tăng huyết áp
Hiện tượng mất ngủ xảy ra ở phụ nữ có thể làm gia tăng mức protein phản ứng C, một dấu hiệu viêm liên quan tới bệnh tăng huyết áp.
Mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Phụ nữ thiếu ngủ, mất ngủ thường dễ tăng mức độ insulin và đường đen nên dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Trầm cảm
Đối tượng phụ nữ thường dễ nổi cáu, tức giận và suy nghĩ nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ, gây mất ngủ. Ngoài ra, chứng mất ngủ ở phụ nữ còn dễ khiến họ hình thành suy nghĩ tiêu cực, hay lo âu và dẫn đến trầm cảm.
Xem thêm: 3 cách trị mất ngủ sau sinh hiệu quả ngay tại nhà
Làm thế nào để phụ nữ có thể có giấc ngủ ngon hơn?
Giấc ngủ là điều cần thiết đối với sức khỏe của phụ nữ, và mặc dù có vô số thách thức để có một giấc ngủ ngon, nhưng có những bước mà phụ nữ có thể thực hiện để cải thiện thời gian nghỉ ngơi. Vấn đề bao gồm việc cải thiện môi trường và thói quen ngủ của một người bao gồm:
- Duy trì một lịch trình ngủ không thay đổi với cùng một giờ đi ngủ kể cả vào cuối tuần hoặc ngày lễ.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và cafein trước khi đi ngủ.
- Tránh việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng hoặc các thiết bị khác trong một giờ hoặc hơn trước khi đi ngủ.
- Thư giãn trước khi đi ngủ.
- Tạo một phòng ngủ ấm cúng với đệm nâng đỡ, bộ đồ giường chất lượng, nhiệt độ thoải mái, hạn chế ánh sáng tối đa và tiếng ồn.
- Nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút trước ít nhất 5 tiếng trước khi đi ngủ.
- Nếu bạn thấy mình đang khó ngủ, hãy đứng dậy và làm điều gì đó yên tĩnh, chẳng hạn như đọc sách, cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Viết nhật ký cũng có thể giúp bạn đi ngủ chứ không nên ép buộc bản thân ngủ.
- Đặt mục tiêu không ngủ trưa quá 30 phút để bạn không thức dậy loạng choạng hoặc làm lộn xộn lịch trình giấc ngủ đêm của mình.
- Nói chuyện với bác sĩ của bạn về chuyện mất ngủ: Bởi một tình trạng sức khỏe nào đó cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
Phụ nữ mất ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, nên cố gắng cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe toàn diện bằng lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học. Nếu bệnh mất ngủ kéo dài mà không cải thiện, nên gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để có các biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.
S.T