Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là sự chảy máu của tử cung dưới sự sụt giảm đột ngột của hormone estrogen hoặc hormone estrogen và progesteron và có tính chất chu kỳ đều đặn hàng tháng. Kinh nguyệt sẽ có bắt đầu từ tuổi dậy thì và hết ở tuổi mãn kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là thời gian được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp.
Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi những thay đổi lặp lại hằng tháng mà một người phụ nữ sau tuổi dậy thì trải qua. Bình thường, một chu kỳ có một trong hai buồng trứng phóng thích 1 trứng – quá trình này được gọi là “sự rụng trứng”. Cùng với sự rụng trứng là những thay đổi về mặt nội tiết sẽ giúp chuẩn bị tử cung cho việc mang thai. Các lớp tế bào niêm mạc lót buồng tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho sự làm tổ của thai.
Nếu trứng rụng và không được thụ tinh, lớp tế bào tử cung sẽ bong tróc ra và trôi ra ngoài – tạo ra sự chảy máu trong những ngày hành kinh. Lúc này, hàm lượng hormones sinh dục cũng đạt mức thấp nhất trong chu kỳ. Sau những ngày này, hormones sinh dục lại tiếp tục tăng, buồng trứng chọn lọc một trứng để trưởng thành. Khi trứng đủ trưởng thành, sự rụng trứng diễn ra, và lớp nội mạc tử cung lại dày lên,… Cứ thế mỗi tháng nếu không mang thai, chu kỳ này đến chu kỳ khác diễn ra tuần tự và liên tục.
Chuẩn bị gì cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên?
Kỳ kinh nguyệt đầu tiên chính là cột mốc cho thấy cơ thể bắt đầu có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, trong những năm đầu của chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng đang phát triển, chưa hoàn thiện nên chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra không ổn định.
Để chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên, các bạn gái nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức để không cảm thấy sợ hãi hoặc buồn rầu khi ngày “đèn đỏ” ghé thăm bất chợt:
- Tìm hiểu các loại và cách lựa chọn loại băng vệ sinh tốt. Những lần đầu nên chọn loại chống thấm tốt, sử dụng băng vệ sinh ban đêm để có một giấc ngủ ngon.
- Chuẩn bị sẵn những “vũ khí” giảm đau bụng, đau lưng như túi chườm ấm, thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người lớn trước khi sử dụng.
- Tìm hiểu cách vệ sinh sạch sẽ trong những ngày “đèn đỏ”, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước rửa phụ khoa đúng cách.
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, luyện tập thể dục mỗi ngày , tránh ăn kiêng và căng thẳng quá độ.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Tùy theo cơ địa mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt có thể dài ngắn khác nhau. Để giúp chị em phụ nữ tính toán ngày “đèn đỏ” sắp tới, chúng tôi xin đưa ra cách tính toán đơn giản như sau:
- Bước 1: Đánh dấu ngày “đèn đỏ” xuất hiện – Đây chính là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 2: Tiếp tục theo dõi ngày đèn đỏ tháng tiếp theo.
- Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, chị em dễ dàng tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.
- Bước 4: Theo dõi liên tục trong 6 tháng và chia trung bình để tính được độ dài trung bình chu kỳ kinh nguyệt, từ đó dự tính được ngày “đèn đỏ’ ghé thăm vào tháng kế tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường được xem xét trên nhiều yếu tố:
Chu kỳ đều và ổn định
Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định nếu số ngày của chu kỳ kinh nguyệt các tháng kiên tiếp đều giống nhau, đa phần sẽ dao động trong khoảng 22 đến 35 ngày.
Số ngày kinh nguyệt ổn định
Số ngày kinh nguyệt hay còn gọi là số ngày hành kinh được tính từ ngày bắt đầu ra máu đến ngày hết máu của 1 chu kỳ. Trung bình khoảng 3- 5 ngày, hoặc cũng có thể từ 2-7 ngày là bình thường.
Lượng kinh ổn định
Bình thường, mỗi kỳ kinh nguyệt người phụ nữ sẽ mất đi từ 60-80ml máu. Để xác định lượng máu của mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể dựa vào số ngày “đèn đỏ”, nếu chỉ có 2 ngày tức là lượng máu ra sẽ rất ít; hoặc dựa vào lượng băng vệ sinh sử dụng để ước lượng số lượng máu kinh nhiều hay ít.
Tính chất máu kinh nguyệt bình thường
Tính chất máu kinh cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Máu kinh bình thường nếu máu có màu đỏ thẫm, có thể lẫn một vài cục máu đông nhỏ, có mùi hơi tanh như mùi máu và không có mùi khó chịu.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường (rối loạn kinh nguyệt) là sự bất thường về kinh nguyệt có liên quan đến chu kỳ kinh hoặc các triệu chứng đi kèm trước hoặc trong những ngày có kinh.
Bất thường về thời gian
- Rong kinh: Kinh nguyệt ra nhiều và số ngày hành kinh trên 7 ngày, lặp lại trong nhiều chu kỳ.
- Thiếu kinh: là tình trạng số lượng máu kinh ra ít và không kéo dài, thường ra kinh 1-2 ngày.
- Vô kinh: là hiện tượng xảy ra ở người phụ nữ trưởng thành khi biến mất chu kỳ kinh nguyệt 6 tháng hoặc 1 năm.
Bất thường về tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh
- Cường kinh: là hiện tượng lượng máu kinh vừa ra nhiều, vừa kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người phụ nữ vì mát quá nhiều mát.
Bất thường về tính chất máu kinh và những biểu hiện đi kèm
- Thống kinh: là triệu chứng đau quặn vùng bụng dưới khi đến ngày “đèn đỏ”, ngoài ra còn đau tức ngực, đau lưng, căng tức ngực, buồn nôn,…
Các triệu trứng của chu kỳ kinh nguyệt
- Hay bị chuột rút ở vùng bụng dưới
- Đau lưng thường xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.
- Thay đổi về khẩu vị hoặc thèm ăn
- Ngực sưng, đau đây là dấu hiệu rất nhiều chị em cảm nhận rõ ràng thấy
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
- Khó ngủ
- Đau khớp hoặc cơ bắp
- Căng thẳng, dễ bị kích thích, thay đổi tâm trạng, hay khóc
Các hình thức của chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn – Có kinh sớm
- Định nghĩa: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay còn gọi là có kinh sớm là chu kỳ dưới 20 ngày.
- Nguyên nhân: buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm, mắc các bệnh về tuyến giáp, dùng thuốc tránh thai, tập thể dục cường độ cao…
- Cách cải thiện: Chị em hãy cải thiện lối sống hàng ngày như bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, nên ngủ đủ giấc tránh thức quá khuya, khám sức khỏe định kỳ hoặc dùng các sản phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt dài
- Định nghĩa: Chu kỳ kinh nguyệt dài là số ngày hành kinh dài hơn các chu kỳ bình thường từ 7 ngày trở lên.
- Nguyên nhân: chu kỳ kinh nguyệt dài cũng đến từ nguyên nhân buồng trứng đa nang, tuổi tiền mãn kinh, rối loạn nội tiết…
- Cách cải thiện: Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh để cơ thể stress kéo dài, ngủ đủ giấc. Bổ sung thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa estrogen thảo dược giúp bổ sung và cân bằng nội tiết hiệu quả, đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ bước qua 30 tuổi.
Nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều?
- Mang thai
- thuốc tránh thai
- Cho con bú
- Tiền mãn kinh
- Bé gái mới dậy thì
- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang
- Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung
- Phụ nữ bị các bệnh về tuyến giáp
- Tăng giảm cân đột ngột
- Tập thể dục quá mức
- Ung thư cổ tử cung
Cách điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều?
- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe..
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như tìm cách giúp cơ thể cân bằng nội tiết từ đó lấy lại chu kỳ đều đặn như vắt chanh. Chị em có thể bổ sung 1 số thực phẩm như súp lơ, hạt lanh, cá, đậu nành … có thành phần estrogen thảo dược giúp bổ sung và cân bằng nội tiết hiệu quả. Nếu chị em quá bận rộn có thể sử dụng các dạng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần tinh chất mầm đậu nành giúp cân bằng nội tiết cho cơ thể, đồng thời có bài thuốc tứ vật thang sẽ giúp bổ huyết điều kinh hiệu quả.
- Uống nhiều nước: Việc cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần sẽ giúp các cơ quan hoạt động trơn tru hơn cũng giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều hơn không còn tình trạng quá ngắn hoặc quá dài.
Câu hỏi thường gặp
Chu kỳ kinh nguyệt dài có ảnh hưởng gì không?
Chu kỳ kinh nguyệt dài có ảnh hưởng đến chị em đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Một số tác hại gặp phải khi chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể kể đến như:
- Thay đổi nội tiết tố nữ từ đó khiến nhan sắc của chị em bị suy giảm, đời sống sinh lý cũng như sức khỏe cũng giảm sút nhất là những người trên 30 tuổi.
- Làn da xuống cấp xanh xao, dễ xuất hiện nám và tàn nhang, da lão hóa sớm, lỗ chân lông to, nổi mụn. Hay cáu gắt, suy giảm trí nhớ. Dễ mắc bệnh về tim mạch và xương khớp.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, nếu bị kéo dài sẽ gây mất máu nhiều là nguyên nhân khiến người luôn trong trạng thái mệt mỏi, hay chóng mặt, da nhợt…
- Chu kỳ kinh nguyệt không có thể đang báo động 1 số bệnh phụ khoa ghé thăm như: Đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng,…
- Giảm khả năng thụ thai .
- Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?
Câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ. Khi chu kỳ kinh nguyệt đều thì bạn sẽ tính được gần như chính xác ngày rụng trứng để quan hệ và có thai. Nếu chu kỳ của bạn không đều thì bạn sẽ khó khăn hơn trong việc xác định thời điểm quan hệ giúp thụ thai cao. Ngoài ra hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều còn cảnh báo 1 số nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cũng như khả năng vô sinh ở chị em.
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn 14 ngày có nguy hiểm không?
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ từ 28-32 ngày và có thể nhanh hoặc chậm hơn từ 3 đến 5 ngày. Nếu chu kỳ của chị em 14 ngày là quá ngắn so với quy luật thông thường. Nếu chị em mới bị 1 tháng thì có thể theo dõi ở tháng sau xem thế nào. Nhưng để an toàn nhất chị em nên đi đến các cơ sở y tế để khám ngay vì nếu kinh 14 ngày có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc 1 số bệnh như: buồng trứng đa nang, viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn nội tiết.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về kinh nguyệt cũng như việc chu kỳ kinh nguyệt ngắn và dài nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị như thế nào. Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi tại bài viết này trên website baoxuan.vn hoặc gọi tới số 18006316 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Thông qua những kiến thức có trong bài viết trên đây sẽ giúp chị em trong việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị tốt hơn cho những ngày cơ thể “đỏng đảnh”. Chúc chị em luôn mạnh khỏe.
S.T hạ áp ích nhân