Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương?
Bệnh loãng xương có thể gặp ở rất nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Nhưng có 1 số nhóm đối tượng có nguy cơ được căn bệnh này ghé thăm cao hơn hẳn có thể kể đến là:
- Những người sinh ra trong gia đình đã có tiền sử người mắc căn bệnh này.
- Nguy cơ gặp phải bệnh tăng dần theo độ tuổi. Độ tuổi càng cao nguy cơ mắc phải càng lớn.
- Mật độ xương của nam giới thông thường sẽ giảm khoảng 0,4% mỗi năm trong khi phụ nữ mật độ xương thường giảm 0,7 đến 1% khi chỉ mới bước qua tuổi 30 và tăng gấp 3 khi bước vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Điều này cho thấy căn bệnh này còn phụ thuộc vào giới tính. Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn hẳn so với đàn ông.
- Những người có vóc dáng nhỏ bé, nhẹ cân cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Căn bệnh này cũng thích ghé thăm những người lười vận động.
- Người có chế độ ăn nghèo nàn canxi, vitamin D và K
- Ngoài ra với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường… sử dụng các thuốc đặc trị cho các bệnh này cũng gây tác dụng làm giảm mật độ xương cũng như khả năng hấp thụ canxi trong xương khiến căn bệnh loãng xương ghé thăm.
Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
Bệnh loãng xương có thể nói có nguy hiểm và có ảnh hưởng nặng nề, khá nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh gây lún đốt cột sống, nứt xương, gãy xương, biến dạng xương, tàn tật…
- Biến dạng cột sống: đây là hậu quả có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. Đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta lại thường thấy rất nhiều người bị còng lưng. Thậm chí còn gây ra gù vẹo cột sống, nếu gặp ở ngực sẽ gây biến dạng lồng ngực và khó thở.
- Khiến giảm khả năng vận động ở người bệnh.
- Gãy xương, nứt xương: Đây là 1 biến chứng nguy hiểm hàng đầu mà bệnh loãng xương gây ra. Phần lớn người bệnh thường bị gãy xương ở những vị trí như: thân đốt sống, xương đùi, xương cổ tay… Hậu quả của việc gãy xương khá nặng nề có tới 20% người bị tử vong, 50% người sẽ bị dị tật vĩnh viễn gây gánh nặng kinh tế với người bệnh. Đối với những bệnh nhân bị gãy xương hông thì gánh nặng càng trở nên nặng nề hơn, bởi qua thống kê có tới 30% bệnh nhân bị gãy xương hông phải điều trị dài ngày, người bệnh gần như phụ thuộc toàn bộ hoạt động sinh hoạt tối thiểu vào người khác. Người bị gãy đốt sống cổ còn để lại hậu quả dị tật vĩnh viễn với con đau dai dẳng kéo dài nhiều năm thậm chí cả đời từ khi bị gãy. Bên cạnh đó việc nằm quá lâu do gãy xương cũng là nguyên nhân dẫn đến 1 số bệnh khác như tắc mạch chi, viêm phổi…
- Biến dạng cột sống: ảnh hưởng tới khả năng hít thở của người bệnh.
- Lún xẹp cột sống: đây cũng là 1 hậu quả do loãng xương mang lại. So với gãy xương thì lún xẹp cột sống không gây ra khả năng tử vong nhưng lại để lại những tàn tật vĩnh viễn cho người mặc phải. Lún xẹp cột sống ảnh hưởng đến chiều cao, khiến bệnh nhân bị gù gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.
Ngoài những ảnh hưởng nặng nề trên thì còn có 1 số ảnh hưởng khác nhưng ở mức nhẹ hơn có thể kể đến như:
- Đau nhức xương khớp đặc biệt là các đầu xương, đau có dấu hiệu tăng dần vào ban đêm khiến người bệnh bứt rứt khó ngủ.
- Đau cột sống, đau sườn. Thực sự thấy đau khiến nhiều người bệnh cảm nhận “chết đi sống lại” mỗi lần xoay người. Cảm giác này sẽ thuyên giảm 1 phần nào đó khi nằm im nghỉ ngơi.
- Hay bị chuột rút, ớn lạnh
Xem thêm: Xét nghiệm mật độ xương là gì? ai nên đi xét nghiệm
Bệnh loãng xương có chữa được không?
Trả lời câu hỏi “bệnh loãng xương có chữa được không?” Theo các chuyên gia thì đây là căn bệnh không thể chữa trị hoàn toàn kể cả dùng thuốc mà chỉ có thể tìm phương pháp hạn chế và cải thiện tình trạng này mà thôi. Khi bệnh được phát hiện ra càng sớm thì khả năng cải thiện bệnh càng nhanh. Nhưng bệnh loãng xương – 1 kẻ thù thầm lặng có đặc điểm là chỉ biểu hiện cho người bệnh thấy khi đã vào tình trạng nặng. Chính vì vậy để hỗ trợ quá trình cải thiện tình trạng này tốt nhất chúng ta nên đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất từ khi mới hình thành và chưa biểu hiện ra bên ngoài.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi bệnh loãng xương có nguy hiểm không, có chữa được không. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giải đáp đầy đủ thắc mắc của chị em nhất.
Nếu còn thắc mắc vây quanh vấn đề này hãy để câu hỏi trên website: baoxuan.vn hoặc gọi tới số 18006316 để được tư vấn miễn phí.
S.T