Mất ngủ là bệnh gì?
Thông thường, mỗi ngày chúng ta thường ngủ 7 đến 8 tiếng, có 1 giấc ngủ sâu giúp tái tạo năng lượng, sau khi thức dậy cảm giác người khỏe khoắn.
Mất ngủ là một bệnh lý có tên gọi khác là rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh có cảm giác khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, hay bị giật mình khi ngủ, khó ngủ lại sau mỗi lần thức dậy… Mất ngủ có 2 dạng là mất ngủ mãn tính (mất ngủ kéo dài trên 1 tháng) và mất ngủ cấp tính (mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng).
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già
Thống kê cho tới có tới 50% số người mất ngủ có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên. Theo các chuyên gia thì mất ngủ ở người già thường nguyên nhân chính đến từ lão hóa. Theo thời gian cơ thể bắt đầu lão hóa, các cơ quan trong cơ thể cũng lão hóa theo gây khiến người già thường gặp những dấu hiệu mệt mỏi, trằn trọc, đêm dễ dàng bị thức dậy và khó có thể ngủ lại được. Cụ thể hơn thì các nguyên nhân gây mất ngủ ở người già có thể kể đến như:
Mất ngủ do thay đổi sinh lý
Đây chính là nguyên nhân tới từ việc cơ thể bị lão hóa, đây là hiện tượng tự nhiên và không thể ngăn cản. Lão hóa sẽ khiến hệ thống kiểm soát nhịp sinh học trong cơ thể làm việc kém hiệu quả gây nên tình trạng mất ngủ.
Mất ngủ ở người già do môi trường sống và chế độ ăn uống
Người già cần một môi trường sinh hoạt yên tĩnh tránh những nơi có quá nhiều tiếng ồn vì cơ thể lúc này khá nhạy cảm với các tiếng động mạnh. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng cần đầy đủ dưỡng chất, ăn uống đủ giờ. Tránh ăn quá no vào bữa tối hoặc trước khi đi ngủ. Người ít hoạt động và ít tiếp xúc với ánh sáng cũng dễ bị mất ngủ.
Mất ngủ ở người già nguyên nhân do các bệnh lý
Khi tuổi già đến, cơ thể đã bị lão hóa hao mòn theo năm tháng, sức đề kháng suy giảm. Do đó chỉ cần một chút thay đổi thời tiết thì người già thường bị đau chân, mỏi gối, đi tiểu đêm, các bệnh lý thần kinh… gây ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người già bị mất ngủ về đêm.
Mất ngủ ở người già do sử dụng thuốc
Có một số loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh có thành phần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người sử dụng như cafein, theophylin…
Triệu chứng bệnh mất ngủ ở người già
Một số triệu chứng của bệnh mất ngủ ở người cao tuổi – người già có thể kể đến như:
- Khó vào giấc ngủ, trằn trọc.
- Dễ tỉnh giấc giữa chừng, tỉnh rồi thì khó ngủ lại.
- Có cảm giác rất buồn ngủ, nhưng lên giường lại không ngủ được.
- Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm
- Có thể vào giấc ngủ một cách mệt mỏi, nhưng chỉ ngủ khoảng 1 tiếng rồi tỉnh không ngủ lại được nữa.
- Hay tỉnh giấc vào 4 giờ sáng
- Tình mạng mệt mỏi, kém tập trung vào ban ngày
Xem thêm: Cách chữa mất ngủ cho người già
Người già mất ngủ khi nào cần uống thuốc?
Người già mất ngủ khi nào cần dùng thuốc là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia về cơ bản người cao tuổi sẽ có xu hướng ngủ sớm hơn vào buổi tối, thức dậy sớm hơn vào buổi sáng và thời gian ngủ cũng ít hơn. Chính vì vậy khi thấy mất ngủ trong thời gian dài, đã áp dụng một số cách thay đổi lối sống và dinh dưỡng mà không thấy cải thiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của người bệnh, do đó cần được khám xét và điều trị sớm để có thẻ xác định được chính xác nguyên nhân từ đó các bác sĩ sẽ cân nhắc có cần can thiệp bằng biện pháp sử dụng thuốc đối với người bệnh không.
Top 7 mẹo chữa mất ngủ ở người già an toàn, hiệu quả
Các bài thuốc dân gian sử dụng các vị thuốc Nam có nguồn gốc thảo dược là cách mà nhiều người áp dụng. Một số bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến như:
Tâm sen
Tâm sen mang màu xanh, vị đắng được dùng hầu hết trong y học cổ truyền khiến cho thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Cách sử dụng: Bạn có thể sử dụng tâm sen hãm trà uống hằng ngày.
Gừng
Gừng là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có lợi cho giấc ngủ. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, nên tạo cảm giác cân bằng, thư giãn cho cơ thể… nên có tác dụng hỗ trợ giúp đi vào giấc ngủ dễ hơn. Có nhiều cách thực hiện bài thuốc chữa mất ngủ từ gừng, cụ thể:
- Cách 1: Ngâm chân nước gừng ấm mỗi tối trước khi đi ngủ 30 phút để thư giãn kinh mạch, dễ ngủ.
- Cách 2: Lấy nửa củ gừng làm sạch, nấu với đường phèn và 500ml nước. Dùng nước này uống vào buổi trưa và chiều để chữa bệnh ở tình trạng kinh niên.
Hoa tam thất
Hoa tam thất có chứa hàm lượng cao hoạt chất Saponin với hơn 54 loại Saponin – thành phần bổ dưỡng chính trong nhân sâm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp ngủ ngon.
Cách sử dụng: Dùng 5 – 10 g hoa tam thất, cho nước nóng 90 – 100 độ hãm từ 2 – 4 phút. Trà hoa tam thất tạo tinh thần thoải mái, cho giấc ngủ sâu, tránh được cảm giác khó đi vào giấc ngủ.
Cây lạc tiên (Dây nhãn lồng, chùm bao)
Lạc tiên là vị thuốc được dùng rất phổ biến trong các bài thuốc giúp dưỡng tâm, an thần và trị mất ngủ. Y học hiện đại đã tìm ra trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, passiflorin… đây đều là những chất có khả năng giúp an thần nhẹ.
Cách sử dụng: Bạn có thể dùng cây lạc tiên như một loại rau luôn ăn hàng ngày. Ngọn và lá non lạc tiên thường dùng để xào nấu. Cây lạc tiên phơi khô sắc nước uống 15g thay trà.
Trà hoa cúc
Một ly trà hoa cúc sẽ giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, đưa vào giấc ngủ nhẹ nhàng.
Bột yến mạch
Bột yến mạch sẽ giúp kích thích sản xuất ra melatonin thúc đẩy giấc ngủ.
Hạnh nhân
Trong Hạnh nhân có chứa tryptophan và magie giúp thư giãn cơ bắp, giảm lo lắng, hỗ trợ giấc ngủ.
LƯU Ý: Các bài thuốc dân gian có thể giúp người bệnh cải thiện một số triệu chứng khó ngủ, mất ngủ nhẹ nhưng không có tác dụng thay thế thuốc điều trị. Việc lạm dụng thuốc dân gian có thể khiến tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các mẹo này.
Cách cải thiện giấc ngủ
Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ:
- Giữ không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ… để dễ ngủ.
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ.
- Buổi sáng thức dậy không nên nằm nán lại giường quá lâu.
- Không nên đọc sách hoặc xem tivi trước khi ngủ.
- Không nhìn đồng hồ ban đêm.
- Không dùng các thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá.
- Không ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 tiếng trước giờ ngủ.
- Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ và sẵn sàng ngủ.
- Không ngủ ngày nhiều.
- Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể và ngủ dễ hơn.
- Tránh căng thẳng hoặc xúc động mạnh trước khi đi ngủ. Bạn có thể ngồi thiền để tĩnh tâm và thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.
- Duy trì kế hoạch luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để ngủ ngon hơn, từ đó bảo vệ sức khỏe tuổi 50 nhưng nên tránh luyện tập sau 6h chiều.
- Người cao tuổi ăn uống đủ dinh dưỡng, nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, đồng thời hạn chế đường và chất béo để nâng cao sức đề kháng tạo hệ miễn dịch góp phần đẩy lùi bệnh mất ngủ ở người già và cả những bệnh khác nữa.
Có trị bệnh mất ngủ được không?
Bệnh mất ngủ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế nếu thấy tình trạng mất ngủ của mình vẫn diễn ra mặc dù đã áp dụng các mẹo chữa mất ngủ.
Mất ngủ do bệnh lý khác gây ra thì như thế nào?
Với những người mất ngủ do bệnh lý mạn tính như bệnh Parkinson và Alzheimer, đau mạn tính, viêm khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, ngưng thở khi ngủ,… bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc và hướng dẫn một số biện pháp để cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Việc mất ngủ sẽ khó có thể được khắc phục hoàn toàn nếu chưa cải thiện hay điều trị được các bệnh lý liên quan.
Người cao tuổi bị mất ngủ sẽ có nguy cơ phát triển trầm cảm, tăng nguy cơ bị đột quỵ cũng như các vấn đề về sức khỏe tuổi 50 nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, cân nặng và ung thư… Hy vọng những mẹo trị mất ngủ trên sẽ có ích và giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn mỗi đêm, để luôn sống vui sống khỏe mỗi ngày.
S.T