Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không?


Theo các chuyên gia, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về cả mặt thể chất, tinh thần, cảm xúc và cả các mối quan hệ trong xã hội. Vậy cụ thể rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không? nguyên nhân, dấu hiệu, cách nhận biết, điều trị, phòng ngừa cũng như những ai có nguy cơ mắc phải căn bệnh này? Toàn bộ câu trả lời sẽ có trong bài viết này nhé.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Một người trưởng thành bình thường sẽ cần khoảng 7 đến 8 giờ để ngủ mỗi đêm nhằm giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng. Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng người bệnh gặp phải ảnh hưởng đến thời gian ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ mỗi đêm của người bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của người bệnh.

roi-loan-giac-ngu-la-gi
Rối loạn giấc ngủ là gì?

Tuy nhiên nếu vấn đề liên quan đến giấc ngủ của bạn như khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc… không kéo dài cũng như nguyên nhân đến từ các tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng hay chất kích thích… thì không được gọi là rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không?

Câu trả lời là CÓ! Rối loạn giấc ngủ nếu không được chữa trị sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây suy nhược cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác. Rối loạn giấc ngủ còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ có thể gặp tai nạn trong cuộc sống do những cơn buồn ngủ ghé thăm vào thời điểm không thích hợp gây tai nạn thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Phân loại rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ hiện nay được phân thành 2 nhóm:

  • Nhóm 1: Bao gồm những rối loạn liên quan đến chất lượng, số lượng và thời điểm khác nhau của giấc ngủ.
  • Nhóm 2: Bao gồm những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ.

Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp

Mất ngủ

mat-ngu

Mất ngủ là một trong những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất chiếm 10 đến 15% dân số trên thế giới mắc phải ít nhất 1 lần trong đời. Tùy vào mỗi người mà có thể gặp các thể khác nhau của mất ngủ như: chất lượng giấc ngủ không được tốt, thức dậy nhiều lần trong đêm, ngủ không sâu giấc, thường xuyên bị tỉnh ngủ khá sớm hoặc khó đi vào giấc ngủ… khiến cho người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất bởi hệ thần kinh cũng như cơ thể không được nghỉ ngơi hoàn toàn trong khi ngủ.

Mất ngủ có các dạng sau:

  • Mất ngủ tạm thời: là tình trạng rối loạn giấc ngủ chỉ xảy ra trong 1 thời gian ngắn có thể là một vài đêm đến 1 vài tuần. Đây là rối loạn hay gặp nhất chiếm 30 đến 40% dân số.
  • Mất ngủ thứ phát: là mất ngủ mà nguyên nhân gây ra chủ yếu do các bệnh về tâm thần hay các bệnh thực thể gây ra.
  • Mất ngủ mạn tính tiên phát: dùng để chỉ những bệnh nhân mất ngủ nhưng không rõ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Biểu hiện duy nhất là mất ngủ.

Ngủ nhiều

Nhiều người đã rất ngạc nhiên khi biết ngủ nhiều là một trường hợp của rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định ngủ nhiều cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ, các bệnh nhân ngủ đêm và ngủ ngày vẫn nhiều nhưng chất lượng giấc ngủ không đảm bảo luôn trong tình trạng buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật… ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, công việc hàng ngày.

Ngủ nhiều được chia làm 2 loại:

  • Ngủ rũ: là luôn trong tình trạng không thể cưỡng lại giấc ngủ trong khi đang nghỉ ngơi cũng như hoạt động, trừ những lúc ăn uống hay đi vệ sinh.
  • Chứng ngủ nhiều nguyên phát: là tình trạng ban đêm bệnh nhân ngủ khá nhiều nhưng ban ngày vẫn luôn muốn ngủ hay ngủ gật. Nhưng khác với ngủ rũ là người bệnh vẫn có khả năng chống lại những cơn buồn ngủ này.

Ngưng thở khi ngủ

Hội chứng này có biểu hiện là người bệnh có thể bị ngừng hô hấp khoảng 20 đến 40 giây trong khi ngủ gây giảm oxy và tăng carbonic trong máu khiến bệnh nhân thường bị tỉnh giấc ngắn trong đêm mà người bệnh không phát hiện ra.

Hội chứng chân không yên (RLS)

Hội chứng chân không yên là một loại rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau nhói, khó chịu ở chân và có cảm giác muốn chân di chuyển ngay cả trong lúc ngủ.

Trong một số trường hợp, người mắc hội chứng chân không yên còn có thể cảm thấy khó chịu ở tay hoặc các bộ phận khác. Chỉ khi chân di chuyển thì mới có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ này thường có biểu hiện nhẹ vào buổi sáng và trở nên nghiêm trọng hơn mỗi tối.

hoi-chung-chan-khong-yen-rls
Hội chứng chân không yên khiến bạn liên tục muốn cử động trong khi ngủ

Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)

Mất ngủ giả là một dạng mất ngủ thường gặp hiện nay. Người bị mắc bệnh mất ngủ giả thường có những hành vi bất thường trước hoặc trong khi ngủ như: nói chuyện khi ngủ, mộng du, gặp ác mộng, tè dầm, mộng du…

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (Circadian)

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học hay còn gọi với cái tên khác là rối loạn nhịp điệu giấc ngủ. Đây là tình trạng bất đồng nhịp thức ngủ của người bệnh với một người bình thường. Người bệnh thường gặp phải tình trạng khó đi vào giấc ngủ, bất ngờ tỉnh giấc trong khi ngủ và khó có thể ngủ lại được kèm những hành vi tự động, hay quên, lú lẫn tâm thần. Chính vì vậy người bệnh thường có giấc ngủ ngắn, không sâu, bệnh nhân luôn trong tình trạng không được thoả mãn sau khi thức dậy.

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của rối loạn giấc ngủ là rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra tùy thuộc vào dạng rối loạn giấc ngủ đang gặp mà người bệnh có thể gặp thêm một hoặc vài triệu chứng sau:

  • Đột ngột bị ngủ gật vào những thời điểm không thích hợp như đang làm việc, lái xe hoặc đang họp…
  • Cảm thấy rất khó chịu mỗi khi cố gắng chìm vào giấc ngủ
  • Mất trên 30 phút mỗi đêm để có thể đi vào giấc ngủ
  • Có chu kỳ ngủ – thức không đều.
  • Ngáy to, ngưng thở, thở hổn hển trong khi ngủ
  • Tiểu không tử chủ (tè dầm) trong khi ngủ
  • Bị thức giấc giữa đêm nhưng không thể ngủ lại được
  • Có giấc ngủ ngắn, tỉnh dậy sớm
  • Bị mộng du
  • Có biểu hiện mơ, nói nhảm, la hét, khóc lóc, sợ hãi… ngay cả trong khi ngủ nhưng sáng dậy không nhớ gì.
  • Cố gắng ngủ nhưng chân tay có cảm giác buồn bực, ngứa ngáy như kiến bò rất khó đi vào giấc ngủ. cảm giác chỉ thấy đỡ khi được cử động chân
  • Gặp ảo giác khi bắt đầu giấc ngủ hoặc trong quá trình chuyển đổi giữa ngủ và thức. 
  • Mệt mỏi, uể oải và luôn cảm thấy buồn ngủ, cần được đi ngủ vào ban ngày.
  • Thiếu tập trung.

trieu-chung-roi-loan-giac-ngu

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ

Đang gặp các tình trạng bệnh lý

Một số bệnh lý như người bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, các vấn đề về hô hấp, người bị mắc các bệnh lý về dạ dày, tim, phổi… đều có thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Vì vậy đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn gây rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đêm có thể do uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc mắc các bệnh về thận và đường tiết niệu.

Các cơn đau mãn tính

Các cơn đau liên tục có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và thậm chí có thể đánh thức bạn sau khi bạn chìm vào giấc ngủ. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau mãn tính bao gồm:

  • Viêm khớp;
  • Đau nửa đầu;
  • Đau lưng;
  • Đau cơ xơ hóa;

Trong một số trường hợp, cơn đau mãn tính thậm chí có thể trầm trọng hơn do rối loạn giấc ngủ. Chẳng hạn như người bệnh đau nửa đầu thường khó đi vào giấc ngủ và người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc cũng có nguy cơ bị đau nửa đầu cao hơn.

Căng thẳng và lo lắng

Căng thẳng và lo lắng thường khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ thậm chí không ngủ được. Ngoài ra còn có thể khiến bạn bị mộng du, gặp ác mộng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Có một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Di truyền

Các nghiên cứu cho thấy, nếu các thành viên trong gia đình của bạn như bố, mẹ, anh chị em ruột bị rối loạn giấc ngủ thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.

Các yếu tố khác

Một số yếu tố khác cũng có thể gây  ra rối loạn giấc ngủ như: những người thường xuyên làm việc ca đêm hoặc đổi ca luôn tục, người có lối sống thiếu lành mạnh thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, người thường xuyên phải di chuyển công tác giữa các quốc gia có có sự chênh lệch lớn về múi giờ với đất nước mà bạn đang sinh sống.

Những ai có nguy cơ bị bệnh rối loạn giấc ngủ ghé thăm?

Theo chuyên gia những đối tượng sau có nguy cơ bị bệnh rối loạn giấc ngủ ghé thăm nhiều hơn bình thường:

  • Nữ giới sẽ bị nhiều hơn nam giới
  • Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi
  • Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bạn có lối sống không lành mạnh

Những tác hại mà bệnh rối loạn giấc ngủ gây ra

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với cơ thể giúp thư giãn, phục hồi và tái tạo sức lao động cho cơ thể. Vì vậy, việc bị rối loạn giấc ngủ dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ khiến cho người bệnh luôn:

  • Cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung vào công việc
  • Giảm trí nhớ, hay quên
  • Hay cáu giận, khó kiềm chế cảm xúc
  • Khó khăn trong việc đưa ra những quyết định
  • Nguy cơ bị trầm cảm hoặc lo lắng cao hơn
  • Có thể gặp phải tai nạn trong sinh hoạt hay lao động.
  • Mất ngủ nếu không được điều trị sớm sẽ có thể ảnh hưởng khiến cơ thể bị hát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm một số bệnh. Ví dụ như hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây rối loạn nhịp tim, suy tim, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây đột tử trong đêm.

Cách Điều trị rối loạn giấc ngủ

cach-dieu-tri-roi-loan-giac-ngu-1

Khi bị rối loạn giấc ngủ ghé thăm các bạn cần đến cơ sở ý tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra để hỗ trợ tốt nhất quá trình điều trị người bệnh nên áp dụng thêm một số biện pháp như:

  • Ngâm chân vào nước ấm có pha chút gừng 30 phút trước khi ngủ.
  • Massage, dùng các loại trà thảo mộc uống sẽ có tác dụng giúp ngủ ngon hơn
  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ khoảng 30 phút
  • Nên giữ phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ánh sáng

Cách phòng ngừa 

Chứng rối loạn giấc ngủ có thể được phòng ngừa bằng cách tuân theo một lịch trình sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, để hạn chế rối loạn giấc ngủ bạn cần lưu ý:

  • Duy trì lịch ngủ – thức vào một khung giờ nhất định
  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ tối thiểu 1 giờ
  • Đi ngủ ngay khi mệt mỏi
  • Không ngủ trưa quá lâu
  • Tránh các yếu tố căng thẳng, gây kích thích thần kinh (đặc biệt là trước khi ngủ)
  • Duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Không dùng rượu bia; thuốc lá; thực phẩm nhiều đường, thực phẩm có chứa caffeine vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối
  • Hạn chế các món ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khó tiêu trước ngủ
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên
  • Uống ít nước trước khi đi ngủ
  • Nên nhiều loại rau và trái cây

Câu hỏi thường gặp

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc ngủ có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ chẳng hạn như chloral hydrate, benzodiazepine, zolpidem, amitriptylin,… Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ và sử dụng đúng theo liều lượng và tình trạng bệnh mà bác sĩ kê đơn.

thuoc
Không được tự ý dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có tự khỏi không?

Rối loạn giấc ngủ có thể thoáng qua rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài gây ảnh hưởng chất lượng sống và cần thực hiện điều trị. Đó có thể là biện pháp tự nhiên không dùng thuốc và cũng có thể là các phương pháp điều trị cần dùng thuốc. Không nên chủ quan tự ý sử dụng thuốc có thể làm bệnh nặng hơn và lệ thuộc vào thuốc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Hãy chủ động đến bệnh viện thăm khám nếu có các triệu chứng rối loạn giấc ngủ bạn nhé.

Thành phần
Bảo Xuân là sản phẩm nội tiết tố nữ được tin dùng số 1 tại Việt Nam (Được bạn đọc Tạp chí Kinh Tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm – dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2022)
Chất lượng tốt - Hiệu quả nhanh
Hàng triệu phụ nữ tin dùng và hài lòng
Giấy xác nhận quảng cáo số: 1518/2022/XNQC-ATTP
Thành phần chứa:
  • Tinh chất mầm đậu nành
  • Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa
  • Nhân sâm, Lô Hội, Vitamin E, Collagen từ cá
BẢO XUÂN GOLD
Dành cho phụ nữ tuổi 30+, phụ nữ sau sinh
  • Phụ nữ trên tuổi 30 bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen, phụ nữ tiền mãn kinh có triệu chứng khô da, nám da, sạm da, bốc hỏa, yếu sinh lý.
  • Hỗ trợ bổ sung phytoestrogen (estrogen thảo mộc), hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố nữ, các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh như: đau đầu, bốc hỏa (nóng bừng mặt), cáu gắt, hồi hộp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, yếu sinh lý, khô da, nám da, sạm da
  • Hỗ trợ làm đẹp da
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình mãn kinh, kéo dài tuổi xuân phụ nữ
BẢO XUÂN TUỔI 50+
Dành cho phụ nữ mãn kinh, phụ nữ sau cắt buồng trứng
  • Giúp bổ sung và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ estrogen, cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ thời kỳ mãn kinh như: bốc hỏa, cáu gắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, tóc khô xơ, gãy rụng, tích mỡ bụng, suy giảm sinh lý nữ
  • Hỗ trợ giảm nhăn da, chống nám, sạm
  • Hỗ trợ giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương và tăng hấp thụ canxi làm xương vững chắc
Giấy xác nhận quảng cáo số: 1518/2022/XNQC-ATTP
Đăng ký tư vấn miễn phí
Liên hệ 18006316 hoặc để lại thông tin nhận tư vấn