Mất ngủ cáu gắt không chỉ là trạng thái thay đổi cảm xúc mà còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm sau đó. Hiểu được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, bạn sẽ nhanh chóng có biện pháp khắc phục, cải thiện chất lượng giấc ngủ, “relax” cơ thể đơn giản.
Theo thống kê, có tới ⅓ số người trưởng thành bị thiếu ngủ, mất ngủ, thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại. Việc ngủ không đủ giấc thường dẫn đến cảm giác khó chịu, hay cáu gắt, tâm trạng dễ kích động.
Mặc dù tình trạng mất ngủ cáu gắt không hiếm gặp, có thể phát sinh từ những yếu tố bên ngoài hoặc ngay trong cơ thể bạn nhưng chắc chắn chúng có liên quan tới một loạt các vấn đề về sức khỏe, tâm lý của bạn.
Mất ngủ cáu gắt là tình trạng mất ngủ làm cho cơ thể khó chịu, cáu gắt
Mất ngủ cáu gắt thường đi kèm các triệu chứng sau:
Mất ngủ cáu gắt không chỉ đơn thuần là sự thay đổi cảm xúc. Đây có thể là một biểu hiện liên quan tới vấn đề sức khỏe, thể chất hoặc tâm sinh lý của bạn.
Vậy tác hại của việc mất ngủ dẫn tới cáu gắt là gì?
Lẽ dĩ nhiên, khi bạn bị mất ngủ, thiếu ngủ thì điều đầu tiên cơ thể bạn phải “chịu đựng” là trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi, vẻ mặt kém linh hoạt những giờ sau đó.
Tuy nhiên, nếu bạn điều chỉnh được giờ giấc sinh hoạt đều đặn trở lại thì mất ngủ thoáng qua sẽ nhanh chóng được khắc phục, bạn cũng sẽ không rơi vào trạng thái cáu gắt, khó chịu.
Mất ngủ thoáng qua khiến bạn bị buồn ngủ, mệt mỏi ngay sau đó
Nhiều đêm liền bị mất ngủ, khó ngủ trở lại, trằn trọc kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm tập trung, dễ cáu gắt hơn, người khó chịu, thậm chí bị trầm cảm.
Người thường xuyên trong tình trạng mất ngủ sẽ rất bực bội nếu bị làm phiền, thậm chí cáu gắt, dễ kích động hơn, khó quản lý cảm xúc của mình, nhịp tim đập nhanh, tuyến mồ hôi hoạt động quá mức là nguyên nhân dẫn tới những bệnh lý về tim mạch.
Với những chị em phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh bị mất ngủ nhiều hơn nam giới, tuổi càng cao càng dễ mất ngủ vì nhu cầu ngủ của cơ thể giảm dần.
Dù bạn bị mất ngủ thường xuyên hay chỉ thoáng qua đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc học tập, giảm năng suất lao động, gia tăng những nguy hiểm, tai nạn trong quá trình làm việc, sinh hoạt.
Biết được những tác hại do việc mất ngủ gây ra, bạn cần tìm đúng nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ dẫn tới cáu gắt để có giải pháp khắc phục kịp thời nhé.
Xem thêm:
Có thể việc mất ngủ làm bạn thường xuyên có cảm xúc bực bội, khó chịu như trở thành một người khác mà chính bạn không hiểu hết nguyên nhân tại sao.
Để ngăn chặn triệu chứng này kéo dài thêm, bạn cần biết được những nguyên nhân nào khiến bạn rơi vào trạng thái này nhé.
Hầu hết những nguyên nhân bên ngoài sẽ dẫn tới tình trạng mất ngủ khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, với nguyên nhân này bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Ánh sáng quá chói, tiếng ồn nhiều cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ
Ánh sáng quá chói, tiếng ồn, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không khí ngột ngạt đều là những yếu tố khiến bạn bị mất ngủ. Chỉ cần “vệ sinh giấc ngủ”, điều chỉnh một chút để không gian phòng ngủ của bạn nhẹ nhàng là bạn có thể dễ ngủ hơn.
Lịch làm việc thay đổi bất thường hoặc bạn phải làm theo ca không thường xuyên, thay đổi múi giờ do đi công tác hoặc du lịch có mức chênh múi giờ từ 6-23 tiếng cũng khiến bạn bị mất ngủ, đôi khi cáu gắt, mệt mỏi vì khó làm quen với nhịp sinh học mới.
Theo một thống kê, phụ nữ bị mất ngủ do áp lực, stress, căng thẳng nhiều hơn so với nam giới.
Phụ nữ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm hơn nam giới vì những căng thẳng, trách nhiệm với công việc, gia đình, việc nuôi dạy con cái,… Lúc này cáu gắt, nổi nóng sẽ dễ bộc phát ra hơn.
Hãy nghĩ lại xem trước khi đi ngủ bạn có uống cà phê, hay nước chè, rượu bia hoặc chất kích thích gì không? Thậm chí nếu trước khi đi ngủ bạn ăn quá no cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn đó.
Người ngủ cùng có thói quen nghiến răng, ngủ ngáy sẽ khiến bạn khó ngủ hơn đấy.
Nếu loại bỏ hết nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ dẫn đến cáu gắt mà tình trạng mất ngủ vẫn diễn ra thường xuyên và có xu hướng nặng thêm, có khi kéo dài tới 1 tháng thì có thể cơ thể bạn đang có bệnh lý khác hoặc sinh lý có sự thay đổi.
Một số bệnh lý như hay gặp ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ,… là những bệnh lý cần được điều trị sớm vì có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
Bệnh lý cơ thể như tim mạch, xương khớp, ho hen cũng khiến bạn khó ngủ
Người cao huyết áp, hen phế quản, viêm khớp, dị ứng, bệnh tim mạch có tỷ lệ mất ngủ cáu gắt cao hơn người bình thường. Bởi mỗi bệnh lý đều có những triệu chứng gây ảnh hưởng tới nhịp thở, sự thoải mái trong khi ngủ, trở mình, nghiêng mình.
Nhất là với những người có bệnh tâm thần càng gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, rối loạn giấc ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà kéo theo đó trí nhớ, sự tập trung của não bộ cũng giảm đi đáng kể.
Bạn đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Để có thể ngủ sâu giấc, chất lượng giấc ngủ tốt cần có sự phối hợp của hệ thống thần kinh, nội tiết.
Nữ giới ở độ tuổi từ 45 trở đi sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, nội tiết tố estrogen trong cơ thể bị rối loạn. Bên cạnh đó, hormone melatonin – có chức năng điều hòa trạng thái thức – ngủ cũng bị suy giảm. Chính điều này khiến chị em thường xuyên bị bốc hỏa, mất ngủ dẫn tới dễ cáu gắt hơn.
Những biến đổi về tâm lý như thường xuyên lo lắng, căng thẳng, dễ nóng giận sẽ ngày càng gia tăng nếu nội tiết tố vẫn bị rối loạn kèm theo bệnh lý về cơ xương khớp, thoái hóa khớp diễn ra.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ cáu gắt, bạn cần xác định rõ nguyên nhân hay cáu gắt của mình do đâu. Điều trị đúng nguyên nhân là cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng mất ngủ dẫn tới cáu gắt.
Với những yếu tố ngoài môi trường bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và thay đổi. Nhưng nếu nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết, bạn cần sớm cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bằng những phương pháp khác nhau.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới mất ngủ cáu gắt, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
S.T
Trụ sở: Lô A7/D21 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Bắc: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Nam: 36A Cửu Long, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Chi nhánh Miền Trung: 263 Yên Thế, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu Đô Thị Mới Cầu Giấy - P Dịch Vọng - Q Cầu Giấy - TP Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số 0102070260 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 07/08/2013
THỰC PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH
(Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh (Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)
Trụ sở: Lô A7/D21 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Bắc: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Nam: 36A Cửu Long, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Chi nhánh Miền Trung: 263 Yên Thế, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu Đô Thị Mới Cầu Giấy - P Dịch Vọng - Q Cầu Giấy - TP Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số 0102070260 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 07/08/2013