Thiếu xương là gì?
Thiếu xương là tình trạng khối lượng xương của cơ thể thấp hơn so với mức bình thường (mức tiêu chuẩn mà tổ chức y tế thế giới đưa ra). Đây không được coi là một bệnh lý mà chỉ được xem là một yếu tố nghiêm trọng dẫn đến tình trạng loãng xương.
Loãng xương là gì?
Nếu thiếu xương chỉ là khối lượng xương thấp hơn mức tiêu chuẩn thì loãng xương lại là 1 tình trạng nghiêm trọng khi khối lượng xương thiếu trầm trọng do sự thiếu hụt canxi, magie, photpho, Vitamin D và các khoáng chất thiết yếu khác.
Với sự thiếu hụt các chất kể trên xương sẽ trở nên giòn xốp, giảm độ cứng và đàn hồi, dễ gãy, vỡ. Từ đó dễ gây hậu quả nghiêm trọng cho người mắc bệnh đó là giảm chiều cao, còng lưng, đau nhức xương khớp, xương dễ gãy.
Thiếu xương khác gì loãng xương – Cách phân biệt 2 khái niệm này
Để phân biệt thiếu xương khác gì loãng xương thì các chuyên gia dựa vào kết quả đo mật độ xương.
Khi đo mật độ xương sẽ ra 2 chỉ số T-Score và Z-Score. Dựa vào 2 chỉ số này mà các chuyên gia có thể kết luận bạn đang ở giai đoạn thiếu xương hay loãng xương.
- T-Score: chính là mật độ xương của người bệnh được so sánh với mật độ xương đạt đỉnh của một người trưởng thành (25 tuổi) cùng giới, màu da và châu lục.
- Z-Score: là chỉ số so sánh sự chênh lệch mật độ xương của bệnh nhân so với mật độ xương tiêu chuẩn của một người cùng độ tuổi, giới tính, màu da, châu lục và cân nặng.
Kết quả đo mật độ xương | Nhận định |
T-Score >=1 | Bình thường |
T-Score từ -2.5 đến -1 | Thiếu xương |
T-Score <=-2.5 | Loãng xương |
Xem thêm: Bị loãng xương nên ăn gì, kiêng gì?
Sự liên quan giữa thiếu xương với bệnh loãng xương những ai có nguy cơ bị?
- Thiếu xương là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương.
- Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh loãng xương ở nữ giới cao hơn nam giới. Theo nghiên cứu mới nhất hiện nay thì với độ tuổi trên 50 tuổi số người mắc căn bệnh này ở nữ giới chiếm ⅓ tức là 3 người phụ nữ thì 1 người mắc bệnh, nhưng với nam giới tỉ lệ này chỉ là ⅛ tức là 8 người nam chỉ có 1 người mắc phải. Giải thích cho tình trạng này, các chuyên gia lý giải do xương của phụ nữ thường thường có khối lượng thấp hơn nam giới. Bên cạnh đó quá trình mang thai và cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh cũng khiến lượng canxi trong xương của chị em mất đi khá nhiều.
- Người châu Á có nguy cơ loãng xương cao hơn các châu lục khác do người châu Á thường có bộ xương nhỏ, khối lượng xương thấp.
- Những người gia đình có tiền sử bị bệnh, có vóc dáng thấp bé thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Những người trên 50 tuổi nguy cơ mắc bệnh này tăng vọt so tốc độ mất xương cao hơn tốc độ tái tạo.
- Người chế độ ăn nghèo nàn thiếu vitamin D, canxi
- Người lười vận động.
- Những bệnh nhân mắc các bệnh cường tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch… nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
- Người thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp chúng ta phân biệt giữa thiếu xương và loãng xương. Đồng thời cũng cung cấp các đối tượng cũng như những yếu tố tăng nguy cơ mắc của căn bệnh này. Chính vì vậy để hạn chế tối đa hậu quả mà bệnh mang lại hãy phòng ngừa ngay từ hôm nay bằng chế độ dinh dưỡng, lối sống và việc thường xuyên bổ sung vitamin D&K, magie, photpho và estrogen cho cơ thể…
Chúc các bạn vui vẻ