Loãng xương là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị


Loãng xương là căn bệnh phổ biến, chiếm đa phần ở người già. Loãng xương nếu không được chữa trị và phòng ngừa sớm rất dễ dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Vì thế, phát hiện nguyên nhân bệnh loãng xương và tìm cách điều trị là việc làm cần thiết được tiến hành sớm để ngăn chặn tiến trình phát triển của bệnh. Với những thông tin dưới đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh phổ biến này.

Loãng xương – bệnh loãng xương là gì?

loang-xuong-la-gi
Loãng xương là bệnh gì?

Loãng xương là tình trạng xương bị giảm khối lượng, thường kèm theo tình trạng lún đốt sống, gãy xương. Theo thời gian, số lượng phụ nữ bị loãng xương càng tăng. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, có tới hơn 30% phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh bị loãng xương. Ở Việt Nam, con số này là 20%.

Phân loại loãng xương

Năm 1994, tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe của xương bằng cách đo mật độ xương theo 2 chỉ số T-Score và Z-Score (Phương pháp này được đo bằng máy DXA). Theo đó, mức độ khỏe mạnh của xương được thể hiện trong bảng dưới đây:

Phân loại T-score
 Xương bình thường  ≥ -1
Thiếu xương  -1 > T- score > -2,5
Loãng xương  ≤ – 2,5
Loãng xương nặng ≤ -2,5 và  bệnh nhân có tiền sử hoặc hiện tại có một hay nhiều vị trí gãy xương.

Theo nguyên nhân, loãng xương được chia làm hai loại:

Loãng xương nguyên phát

Là loại hình thành do quá trình lão hóa gây nên tình trạng mất cân bằng giữa quá trình huỷ xương và tạo xương, kết quả là thiếu sản xương. Có 2 loại loãng xương nguyên phát:

  • Loãng xương sau mãn kinh: (Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh). Nguyên nhân là do giảm nội tiết tố nữ. 
  • Loãng xương tuổi già: (xuất hiện ở cả nam và nữ, độ tuổi khoảng trên 70) là loãng xương liên quan tới tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương.

Loãng xương thứ phát

Là loại được tìm thấy từ nguyên nhân liên quan có đến một số bệnh mạn tính hoặc khi sử dụng một số loại thuốc. Cụ thể các tác nhân thường gây nên loại này bao gồm:

  • Bệnh nội tiết: Cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi…
  • Bệnh tiêu hóa: Cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính.
  • Bệnh khớp: Viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống…
  • Bệnh ung thư: Kahler…
  • Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt…
  • Những trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài…

Nguyên nhân loãng xương?

Loãng xương do nhiều nguyên nhân, trong đó có 5 nguyên nhân thường gặp nhất đó là:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, chức năng của hệ tiêu hóa càng kém đi khiến quá trình trao đổi chất chậm hơn, từ đó cơ thể cũng giảm khả năng hấp thu canxi. 
  • Giới tính: Thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương nhiều hơn đàn ông bởi do phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố, đặc biệt là giai đoạn phụ nữ sau mãn kinh, tiền mãn kinh, làm cho sự bảo vệ cho các tế bào tạo xương giảm dẫn tới mất xương nhanh hơn, tăng nguy cơ gãy xương.
  • Thiếu dinh dưỡng: Người lớn tuổi cần bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày. Vậy nên, nếu chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào lượng thức ăn thì  rất khó để có đủ lượng canxi hằng ngày. Bên cạnh đó, khi cơ thể thiếu các chất như phospho, magne, acid amin, … cũng góp phần vào tình trạng loãng xương.
  • Hormone sinh dục nữ giảm: Sau khi mãn kinh, hormone nội tiết tố nữ suy giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu. Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen nghiêm trọng trong giai đoạn này dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.
  • Rối loạn  hormon tuyến cận giáp: Khi nồng độ canxi trong máu xuống thấp, hormon tuyến cận giáp sẽ tiết canxi trong xương để bổ sung vào máu. Vì vậy, khi cơ thể tăng hormon tuyến cận giáp quá nhiều, tình trạng loãng xương sẽ xảy ra nhanh hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc corticoid được sử dụng lâu dài cho những bệnh mắc bệnh thận, các bệnh nội tiết hay bệnh xương khớp đều có thể gây loãng xương.

Triệu chứng loãng xương

Ở giai đoạn đầu của quá trình mất xương, thông thường sẽ không cảm nhận được nhiều triệu chứng. Nhưng một khi xương đã bị suy yếu do loãng xương nghiêm trọng sẽ dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Đau xương: đau nhức ở các đầu xương, đau nhức mỏi dọc ở các xương dài, có cảm giác châm chích toàn thân, các cơn đau sẽ nặng hơn về đêm.
nguyen-nhan-loang-xuong
Đau nhức tại đầu xương lầ một triệu chứng của bệnh này
  • Đau cột sống: Cảm giác đau như thắt ngang cột sống, lan sang một bên hoặc hai bên mạn sườn do các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích và dẫn đến đau.
  • Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao:  Khi lớn tuổi, đặc biệt là khi về già xuất hiện dấu hiệu gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với thời trẻ, do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc gãy lún.
  • Các triệu chứng toàn thân: cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút, đổ mồ hôi. 

Thông thường, loãng xương còn kèm theo là những bệnh như thừa cân, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp…

Đối tượng có nguy cơ loãng xương cao

Loãng xương không trừ một ai nhưng với 6 đối tượng sau đây cần chú ý hơn bởi đây là những giai đoạn, đối tượng có nguy cơ cao nhất:

Phụ nữ sau mãn kinh

Giai đoạn này buồng trứng ngưng hoạt động khiến lượng hormone nội tiết tố nữ trong cơ thể giảm nhanh. Cơ thể không còn nội tiết tố có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương vì vậy gia tăng khả năng bị loãng xương cho phụ nữ. Các biểu hiện từ nhẹ tới nghiêm trọng nếu không được bổ sung canxi và cân bằng nội tiết tố nữ sẽ khiến hệ thống xương gặp vấn đề như: lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay…

Người bại liệt, nằm bất động lâu ngày

Những đối tượng này các tế bào phá hủy xương có cơ hội tăng hoạt tính nên thường dễ dẫn đến loãng xương.

Người mắc bệnh nội tiết

các vấn đề như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam) đều là tác nhân khiến tình trạng loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn.

Người suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày

Những đối tượng này bị mất đi lượng lớn canxi qua đường tiết niệu nên cũng có tăng nguy cơ bị loãng xương theo thời gian bị bệnh. 

Tác dụng phụ của một số thuốc

Sử dụng lâu ngày các loại thuốc như kháng viêm, chống động kinh, chữa bệnh tiểu đường… sẽ ức chế quá trình tạo xương. Bên cạnh đó, làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài tiết canxi ở thận, từ đó làm tăng quá trình phá hủy xương.

Người mắc các bệnh xương khớp mãn tính

Những người mắc các bệnh xương khớp mãn tính có nguy cơ cao mắc các bệnh loãng xương.

Những hiểu lầm thường gặp về loãng xương

Những hiểu lầm sau có thể khiến bệnh loãng xương đến sớm hơn, nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn:

Có thể cảm nhận khi xương yếu đi

Thực tế, loãng xương là căn bệnh thầm lặng nên không thể phát hiện khi tình trạng bệnh đang diễn biến ở những giai đoạn đầu tiên. Cho đến khi xương yếu đi gây nên các cơn đau, gãy xương (thường gặp ở xương hông, cổ tay và cột sống) thì người bệnh mới nhận thấy được các triệu chứng.

Khoảng 25% bệnh nhân bị gãy xương hông không vượt qua được 6 – 12 tháng đầu tiên. Do vậy, việc ngăn ngừa gãy xương là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ trong điều trị căn bệnh này.

Chỉ cần bổ sung Vitamin D và canxi là xương sẽ được bảo vệ 

Nếu coi xương là khung nhà, thì canxi là những viên gạch để xây nhà, vitamin D là bàn tay của người thợ đưa gạch vào từng bức tường, và nội tiết tố nữ estrogen chính là xi măng giúp gắn gạch thành những bức tường liền khối. Vì vậy, nếu để cơ thể thiếu hụt nội tiết tố nữ thì dù bổ sung bao nhiêu canxi và vitamin D cũng không thể cải thiện được mật độ xương. Do đó ở chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ngoài 50 tuổi thì việc cân bằng nội tiết tố nữ để ngăn ngừa loãng xương là rất quan trọng. 

Chỉ có người già mới bị loãng xương

Đây là một trong những hiểu lầm thường gặp về căn bệnh này. Khảo sát cho thấy đúng là người cao tuổi đối tượng có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao nhất. Tuy nhiên, tuổi tác chỉ là 1 nguyên nhân gây loãng xương.

Đàn ông sẽ không bị loãng xương

Loãng xương gặp phải ở cả nam và nữ. Tỷ lệ loãng xương ở nam giới chiếm 20%.

Xương chỉ gẫy khi ngã

Không thể phủ nhận rằng hầu hết các trường hợp bị gãy xương là do ngã. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp gãy xương tự nhiên với nguyên nhân là do xương quá yếu.

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

Cách phòng chống loãng xương hiệu quả nhất là xây dựng một lối sống tích cực, lành mạnh:

  • Chế độ ăn uống: Bổ sung vào thực đơn hằng ngày các thực phẩm canxi và vitamin D như: sữa, phô mai, sữa chua, hạnh nhân, đậu nành, hải sản, cá hồi, cá ngừ, bông cải xanh, nước cam,…  Bên cạnh đó người lớn tuổi cũng nên ăn thêm các loại rau xanh, các loại trái cây tốt cho việc hấp thu canxi như: chuối, cam, xoài, …
  • Vận động thường xuyên và tắm nắng sớm: Nên tập luyện thể dục điều độ, tranh thủ tắm nắng 30 phút trước 9 giờ sáng để tổng hợp vitamin D, ngăn ngừa loãng xương.
cach-phong-ngua-benh-loang-xuong
Luyện tập thể dục điều độ để phòng ngừa loãng xương.
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh: nước ngọt, cafe, rượu bia, bỏ thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Đảm bảo nội tiết tố nữ trong cơ thể được cân bằng: Như đã phân tích ở trên, hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể có ánh hưởng đến khả năng tổng hợp canxi và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Do đó, chị em phụ nữ cần thiết đảm bảo nồng độ nội tiết ngăn ngừa bệnh này, đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Thăm khám định kỳ: Thường xuyên kiểm tra mật độ của xương để đánh giá tình trạng “sức khỏe” của xương. Tái khám theo đúng lịch hẹn, không tự uống thuốc. 
  • Tránh để bị ngã. 

Các biện pháp điều trị bệnh loãng xương

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, chị em cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ gãy xương, đồng thời kết hợp điều thay đổi lối sống, bổ sung dinh dưỡng để đạt hiệu quả chống lại bệnh loãng xương:

Uống thuốc hoặc liệu pháp thay thế hormon

Phương pháp này chị em nên thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, để được bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn uống thuốc. Người bệnh cần tuân thủ theo liệu trình bác sĩ đưa ra, dùng thuốc đúng theo sự kê toa vì các thuốc điều trị loãng xương thường dùng kéo dài vài năm. Đồng thời, trong quá trình điều trị, cần đo lại mật độ xương để đánh giá kết quả điều trị.

Thay đổi lối sống

  • Khi được chẩn đoán loãng xương, người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn có đủ canxi, vitamin D để cung cấp đủ dưỡng chất cho xương tái tạo. 
  • Ngưng hút thuốc lá, rượu bia và các những thói quen có thể ảnh hưởng đến xương. Phòng tránh gãy xương là điều quan trọng cần lưu ý ở người bệnh loãng xương. 
khong-su-dung-chat-kich-thich
Nói không với rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích là biện pháp giúp phòng chống loãng xương hiệu quả
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các thuốc tác động đến tâm thần như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc gây buồn ngủ vì có thể làm người bệnh chóng mặt mệt mỏi, dễ té ngã.
  • Việc tập thể dục của người bệnh loãng xương cần được hỏi ý kiến từ bác sĩ nhằm mục đích giúp bệnh nhân giữ thăng bằng tốt, tăng sức mạnh của cơ…, tránh các bài tập nặng và các động tác uốn cong, vặn người, cúi người nâng vật vặng…để giảm nguy cơ gãy xương. 

Thuốc điều trị loãng xương hiệu quả

Các thuốc chống hủy xương

Là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị loãng xương. Các loại thuốc này sẽ giảm hoạt tính của tế bào huỷ xương và làm giảm chu chuyển xương.

  • Nhóm hormon và các thuốc giống hormon: ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương.
  • Nhóm Bisphosphonates: tăng khối lượng và độ cứng của xương, đặc biệt ở cột sống, giảm đáng kể được nguy cơ gãy xương do loãng xương.
  • Calcitonin: Là một chuỗi các acid amin từ cá hồi, có tác dụng chống huỷ xương, giảm đau do hủy xương và làm giảm chu chuyển xương.

Các thuốc tăng tạo xương

  • Parathyroid Hormone: là thuốc duy nhất được công nhận là tăng tạo xương thực sự. 
  • Calcium và vitamin D: cung cấp “nguyên liệu“ cho việc tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương.
  • Thuốc tăng đồng hoá (Durabolin, Deca-durabolin): tăng cường hoạt tính của tế bào sinh xương, tăng cường chuyển hóa protein.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. nên là một bệnh nguy hiểm:

  • Biến chứng nguy hiểm nhất là gãy xương, thường gặp gãy xương hông, cột sống hoặc cổ tay, cổ xương đùi…
  •  Khi loãng xương xảy ra ở các đốt sống có thể gây gù lưng, vẹo cột sống, giảm chiều cao, gây cơn đau lưng dai dẳng.
  •  Loãng xương làm giảm khả năng vận động ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, chi phí dành điều trị bệnh loãng xương và gãy xương rất tốn kém và phải điều trị kéo dài.

Điều trị loãng xương sau bao lâu thì thấy hiệu quả?

Điều trị loãng xương khác hoàn toàn so với điều trị các bệnh khác. Nếu các bệnh khác chỉ sau quá trình điều trị vài ngày đến vài tuần là có thể cảm thấy hiệu quả thì thời gian điều trị loãng xương để cảm thấy được hiệu quả thường phải qua 3 đến 5 năm mới thấy được hiệu quả nhờ đi đo mật độ xương.

Tại sao tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ lại cao hơn nam giới?

Theo các chuyên gia tỷ lệ mắc căn bệnh này tại phụ nữ cao hơn hẳn nam giới là do 5 nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất: Nếu trong gia đình có bà hoặc mẹ bị mắc căn bệnh này thì phụ nữ sẽ được thừa hưởng 1 bản sao bộ xương yếu ớt.
  • Thứ 2: Nữ giới có khối lượng xương và kích thước xương nhỏ hơn nam giới.
  • Thứ 3: Hormone estrogen giúp tổng hợp cũng như gắn kết canxi vào với nhau giúp bộ khung xương vững chắc sẽ bắt đầu bị suy giảm khi phụ nữ bước qua tuổi 30 và ngưng sản xuất khi mãn kinh. Chính vì vậy cũng khiến căn bệnh này ghé thăm ở phụ nữ nhiều hơn.
  • Thứ 4: Do phụ nữ khi thực hiện thiên chức làm mẹ. Cơ thể phụ nữ phải cung cấp khá nhiều canxi cho quá trình phát triển của thai nhi và cho con bú bằng sữa mẹ nên lượng canxi giảm đi nhanh chóng.
  • Thứ 5: Phụ nữ thường bị mắc 1 số bệnh như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp… trong quá trình điều trị có sử dụng các loại thuốc chứa thành phần corticoid – đây là thành phần gây mất xương khá nhanh.

Người bị bệnh loãng xương nên ăn gì?

Người bị loãng xương có thể tham khảo các thực phẩm sau để bổ sung vào chế độ ăn mỗi ngày:

  • Sữa: Sữa có chứa canxi, carbohydrat lành mạnh, chất béo, mangan, phốt-pho, kali, natri và kẽm. Uống sữa thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
  • Sữa chua: Sữa chua là nguồn dinh dưỡng giàu protein động vật và các loại khoáng chất khác như canxi, mangan và vitamin.
  • Đậu nành: Đậu nành là thực phẩm được đánh giá là có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương rất tốt vì chúng giàu canxi, các chất chống oxy hóa. Bên cạnh  đó, đậu nành còn  cung cấp isoflavone (estrogen thảo dược) hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ để ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
  • Trứng: Trứng cũng là thực phẩm rất canxi, các loại vitamin, folat, phospho và selen. Trứng là một nguồn cung cấp protein tự nhiên và giúp bảo vệ hệ thống xương của cơ thể.
  • Cá: Cá là nguồn thực phẩm giàu canxi. Được các chuyên gia khuyên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày để phòng ngừa bệnh loãng xương.
  • Hạnh nhân: Ăn hạnh nhân giúp tăng cường sức khỏe xương, tăng mật độ xương, do vậy giúp phòng ngừa loãng xương và các bệnh liên quan tới xương.
  • Cải bắp: Cải bắp chứa nhiều chất xơ, vitamin, sắt, canxi, phốt-pho và kali, giúp phát triển cấu trúc xương, giúp cho xương chắc khỏe và phòng ngừa bệnh loãng xương.
  • Chuối: Chuối là loại trái cây tốt cho việc hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng để  đảm bảo cho xương chắc khỏe. 

Cơ sở khám chữa bệnh loãng xương uy tín

Để kiểm tra sức khỏe của xương, chị em có thể tham khảo những cơ sở Y Tế uy tín sau:

Tại Hà Nội

Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 – Giải Phóng – Hà Nội

Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện E

Địa chỉ: 89 – Trần Cung – Hà Nội

Bệnh viện Quốc tế Vinmec

Địa chỉ: 458 – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Tại Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh.

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6: 5h – 16h30. Thứ 7: 5h – 11h30.

Số điện thoại: 08 3855 8411

Bệnh viện chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh.

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 6h30 – 20h00. Thứ 7 – Chủ Nhật: 6h30 – 12h00.

Điện thoại:  08 3923 7007.

Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh khám chữa loãng xương

Địa chỉ: B1-B3-B5 781 Lê Hồng Phong, phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh.

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy: 07:30 – 11:30, 13:30 – 17:00. Chủ Nhật: 07:30 – 11:30. Khám bệnh ngoài giờ: 17h – 19h.

Điện thoại: (+84) 8 3863 2553.

Hi vọng với những thông tin có trong bài viết trên đây, các bạn sẽ chăm sóc bản thân thật tốt. Từ đó giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình loãng xương. Hãy nhớ bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ là một trong những yếu tố giúp bạn làm được điều đó.  Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt, một hệ xương chắc khỏe. Hãy đón xem các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

S.T

Bảo Xuân là sản phẩm nội tiết tố nữ được tin dùng số 1 tại Việt Nam (Được bạn đọc Tạp chí Kinh Tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm – dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2022)
Chất lượng tốt - Hiệu quả nhanh
Hàng triệu phụ nữ tin dùng và hài lòng
Giấy xác nhận quảng cáo số: 1518/2022/XNQC-ATTP
Thành phần chứa:
  • Tinh chất mầm đậu nành
  • Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa
  • Nhân sâm, Lô Hội, Vitamin E, Collagen từ cá
BẢO XUÂN GOLD
Dành cho phụ nữ tuổi 30+, phụ nữ sau sinh
  • Phụ nữ trên tuổi 30 bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen, phụ nữ tiền mãn kinh có triệu chứng khô da, nám da, sạm da, bốc hỏa, yếu sinh lý.
  • Hỗ trợ bổ sung phytoestrogen (estrogen thảo mộc), hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố nữ, các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh như: đau đầu, bốc hỏa (nóng bừng mặt), cáu gắt, hồi hộp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, yếu sinh lý, khô da, nám da, sạm da
  • Hỗ trợ làm đẹp da
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình mãn kinh, kéo dài tuổi xuân phụ nữ
BẢO XUÂN TUỔI 50+
Dành cho phụ nữ mãn kinh, phụ nữ sau cắt buồng trứng
  • Giúp bổ sung và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ estrogen, cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ thời kỳ mãn kinh như: bốc hỏa, cáu gắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, tóc khô xơ, gãy rụng, tích mỡ bụng, suy giảm sinh lý nữ
  • Hỗ trợ giảm nhăn da, chống nám, sạm
  • Hỗ trợ giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương và tăng hấp thụ canxi làm xương vững chắc
Giấy xác nhận quảng cáo số: 1518/2022/XNQC-ATTP
Đăng ký tư vấn miễn phí
Liên hệ 18006316 hoặc để lại thông tin nhận tư vấn