Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng đa số chị em phụ nữ gặp phải, nó khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị thì một số nhóm thực phẩm cũng có tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Vì vậy, nhiều chị em thắc mắc “phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì và không nên ăn gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Chị em có thể tham khảo một số loại thực phẩm có tác dụng điều hoà kinh nguyệt sau đây:
Ngải cứu là một loại thảo dược được coi là “thần dược” trong Đông y. Nó đã được chứng minh có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Với tính ấm và vị đẳng, ngải cứu không chỉ có khả năng kháng viêm mà còn giúp giảm đau bụng kinh, hỗ trợ chữa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.
Nếu như bạn thắc mắc rằng, rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Một trong những thực phẩm có khả năng cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều chính là giấm táo. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã chỉ ra rằng: việc duy trì uống 15ml giấm táo mỗi ngày có thể đem lại lợi ích đáng kể cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Giấm táo không chỉ giúp giảm cân một cách hiệu quả, mà còn có khả năng ổn định lượng đường trong máu và giảm đáng kể nồng độ insulin.
Nếu bạn không thích mùi vị của giấm táo, có thể pha loãng nó bằng nước và thêm một ít mật ong để tạo hương vị khác. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc các vấn đề liên quan đến dạ dày, thì không nên sử dụng giấm táo.
Quế không chỉ là một loại gia vị mà còn có khả năng ổn định chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả. Lý do là bởi vì nó có khả năng làm ấm cơ thể từ bên trong, thúc đẩy và cải thiện sự lưu thông máu. Đồng thời, nó còn chứa hydroxychalcone giúp kiểm soát mức đường huyết và có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn có thể thử cách pha bột quế vào trà hoặc sữa tươi để uống. Ngoài ra, sử dụng nó như một loại gia vị trong việc nấu ăn để làm tăng hương vị và giảm đau bụng kinh cũng khá tốt. Hoặc đơn giản hơn là dùng khoảng 2,5g bột quế mỗi ngày, tuy nhiên cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Bằng cách bổ sung đu đủ xanh vào chế độ ăn uống, bạn có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của mình. Với hàm lượng enzyme papain dồi dào, đu đủ xanh hỗ trợ việc co bóp cơ tử cung, giúp dịch và máu dễ dàng rời khỏi âm đạo một cách hiệu quả.
Hơn nữa, nó còn mang lại lợi ích trong việc giảm căng thẳng và mệt mỏi, tạo cảm giác thoải mái hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.
Do đó, nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì thì đu đủ xanh là lựa chọn rất thích hợp.
Gừng được xem là một loại thực phẩm có ích cho sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích, từ việc xử lý cảm lạnh đến cải thiện tiêu hóa. Đặc biệt, với hàm lượng vitamin C và magiê phong phú, gừng còn có tác dụng ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giảm đau dạ dày.
“Nên ăn gì chữa rối loạn kinh nguyệt?”- Gừng chính là loại thực phẩm/ gia vị mà bạn nên thử dùng ngay
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc bị đau bụng kinh, hãy thử uống một ly trà gừng trước (khoảng 3 ngày) và trong thời kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng trà gừng mua sẵn hoặc tự chế biến bằng cách nghiền nhuyễn gừng và đun sôi trong nước.
Nha đam cũng là một thực phẩm có khả năng điều hòa hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó, tình trạng đau bụng kinh có thể được cải thiện đáng kể.
Để tận dụng tối đa lợi ích, hãy thử uống nước ép lô hội (bạn có thể pha thêm một thìa mật ong trước bữa ăn sáng hàng ngày). Điều này không chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt mà còn giữ vóc dáng và cải thiện tình trạng da.
Nghệ được xem là một loại thực phẩm ấm, có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa, kích thích lưu thông máu, điều hòa nội tiết cơ thể và hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp giảm triệu chứng chuột rút trong những ngày “đèn đỏ”.
Thử trộn một chút bột nghệ vào sữa ấm và thêm ít mật ong, sau đó uống trước khi đi ngủ vào những ngày “đèn đỏ”. Hoặc bạn có thể sử dụng nghệ như một loại gia vị để nấu các món ăn khác nhau.
Dứa có khả năng kích thích sự hình thành tế bào máu và cải thiện quá trình tuần hoàn máu. Loại trái cây này có thể được tiêu thụ nguyên vẹn như một thực phẩm thông thường hoặc dùng để làm nước ép dứa để tạo ra các món ăn ngon như thịt kho dứa hay cá tra kho dứa.
Mùi tây là một loại rau có vị cay, hơi đắng và tính nóng, có tác dụng kích thích cơ trơn, đặc biệt là cơ tử cung. Điều này thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp làm lành nội mạc tử cung và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách hiệu quả.
Để tận dụng tối đa các lợi ích của loại thực phẩm này, bạn có thể dùng rau mùi tây sau khi nấu chín hoặc uống trà mùi tây hai lần mỗi ngày (bằng cách xay nhuyễn một ít rau mùi tây, thêm khoảng 75ml nước, lọc để lấy nước dùng).
Mướp đắng (khổ qua) chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, sắt và magie, không chỉ giúp làm thanh nhiệt và giải độc mà còn an toàn và hiệu quả khi dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt.
Khổ qua có thể được sử dụng trong nhiều món ăn như mướp đắng xào trứng hoặc canh mướp đắng thịt. Hơn nữa, bạn có thể ép mướp đắng lấy nước và sử dụng nước ép này 2-3 lần/tuần để giảm đau bụng kinh.
Đây là một trong những loại rau gia vị phổ biến thường được sử dụng trong ẩm thực của người Việt. Loại rau này không chỉ được dùng để trang trí món ăn mà còn có tác dụng quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Rau ngò được biết đến giúp giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, chúng chứa thành phần Emmenagogue, giúp cải thiện sự lưu thông máu, kích thích sự trao đổi máu ở vùng xương chậu và tử cung. Từ đó, rau ngò hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ.
Không chỉ chứa nhiều vitamin C, quả cam còn cung cấp lượng lớn vitamin D và canxi. Những chất này đóng vai trò hỗ trợ trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp phụ nữ giảm thiểu cảm giác đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cam cũng là nguồn dồi dào chất xơ, thành phần có lợi cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bằng cách bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, hạt giống và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn, bạn sẽ đẩy mạnh hoạt động tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón.
Bổ sung các thực phẩm chứa Omega 3 cũng là một trong những cách cải thiện tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn
Axit béo Omega-3 là một chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Bạn có thể tăng cường cung cấp Omega-3 qua thực phẩm như: cá, hạt lanh, hạt chia, rau cải xanh, dầu ô liu và đậu phộng. Những thực phẩm này không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn làm giảm các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt.
Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì thì hãy tham khảo những loại thực phẩm được đề cập ở trên nhé!
Để hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt không đều nghiêm trọng hơn, ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống có lợi cho điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, chị em cũng nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống sau đây:
Bạn hãy luôn nhớ rằng, việc ăn uống có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình sinh lts tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Do đó, chị em không cần quá lo lắng khi gặp các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề nên ăn gì chữa rối loạn kinh nguyệt, chị em cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để nghe tư vấn từ bác sĩ.
Trụ sở: Lô A7/D21 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Bắc: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Nam: 36A Cửu Long, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Chi nhánh Miền Trung: 263 Yên Thế, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu Đô Thị Mới Cầu Giấy - P Dịch Vọng - Q Cầu Giấy - TP Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số 0102070260 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 07/08/2013
THỰC PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH
(Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh (Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)
Trụ sở: Lô A7/D21 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Bắc: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Nam: 36A Cửu Long, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Chi nhánh Miền Trung: 263 Yên Thế, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu Đô Thị Mới Cầu Giấy - P Dịch Vọng - Q Cầu Giấy - TP Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số 0102070260 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 07/08/2013