Hội chứng tiền kinh nguyệt còn được biết đến với tên gọi là PMS – Premenstrual Syndrome). Thường thì hội chứng này sẽ xuất hiện khoảng 1 đến 2 tuần trước kỳ kinh.
Theo khoa học, có khoảng 90% phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Với nhiều chị em thì hội chứng này khiến họ bị ảnh hưởng nhiều tới mức khó mà tiếp tục công việc, học tập, sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn… Ngược lại, cũng có nhiều chị em cho biết họ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hội chứng PMS.
Hội chứng tiền kinh nguyệt còn được gọi là Premenstrual Syndrome
Các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt rất dễ nhận thấy, nó được chia thành 2 nhóm bao gồm rối loạn về cơ thể và rối loạn về hành vi, cảm xúc.
Đau bụng là một trong những biểu hiện phổ biến khi chị em bị chứng tiền kinh nguyệt
Theo thống kê, có tới 20 – 40% triệu chứng rối loạn khiến chị em phụ nữ bị hạn chế khả năng tâm thần và sinh lý. Có khoảng 2,3% triệu chứng nặng khiến chị em phụ nữ bị mất khả năng hoạt động thực sự.
Về cơ bản, hội chứng PMS không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu mức độ ảnh hưởng nặng và kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chị em.
Hầu hết các biểu hiện này sẽ chấm dứt ngay khi chị em hết kỳ kinh. Mỗi người lại có mức độ nghiêm trọng nặng hoặc nhẹ khác nhau.
Tuy nhiên, nếu như chị em cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt quá nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, công việc hàng ngày thì nên tới gặp bác sĩ. Dựa vào sức khỏe, cơ địa, yếu tố di truyền (nếu có) bác sĩ sẽ giúp bạn có phương pháp cải thiện tình hình.
Cho tới hiện nay, nguyên nhân chính gây nên hội chứng PMS vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học tin rằng có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng tiền kinh nguyệt.
Nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone) thay đổi trước kỳ kinh gây nên các dấu hiệu của hội chứng PMS. Cụ thể, nồng độ progesterone thường cao hơn trước khi có kinh nguyệt và giảm đi nhiều đáng kể sau khi bắt đầu ra máu kinh.
Khi lượng serotonin bị thiếu hụt có thể khiến chị em mất ngủ, mệt mỏi, thèm ăn. Đồng thời cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng trầm cảm tiền kinh nguyệt.
Ngoài ra, chế độ ăn uống mất cân bằng, không đủ chất. Đặc biệt là thiếu hụt vitamin, khoáng chất cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em đối mặt với hội chứng tiền kinh nguyệt.
Cũng phải kể thêm rằng, các chất kích thích và đồ uống có cồn khiến cho các triệu chứng của hội chứng PMS trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc dù đa số chị em đều phải đối mặt với hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 40 có các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhóm phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
Nhóm phụ nữ đã mang thai, nữ có tiền sử trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác thường ít nhất 1 lần bị chứng tiền kinh nguyệt.
Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ bị hội chứng PMS
Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt diễn ra ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì chị em có thể cải thiện bằng cách cải thiện lối sống hay điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Đối với các trường hợp bị ảnh hưởng đến cuộc sống bởi chứng tiền kinh nguyệt thì bác sĩ có thể cân nhắc tới việc điều trị bằng thuốc.
Dưới đây là một số biện pháp giảm hội chứng PMS mà chị em phụ nữ có thể tham khảo.
Chị em phụ nữ nên bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu canxi như: sữa chua, bơ sữa
Một số loại thuốc kê đơn thường được dùng để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt như:
Lưu ý: 1 số chị em thường nghĩ đến sử dụng thuốc nội tiết điều hòa kinh nguyệt để giải quyết hội chứng tiền kinh nguyệt gặp phải. Theo các bác sĩ thì với những loại thuốc này không được tự ý sử dụng. Vì vậy, chị em cần tham vấn của các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc thực phẩm bổ sung nào cũng không được tự ý. Chị em nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây nên hội chứng tiền mãn kinh của mình. Từ đó có hướng khắc phục và kê đơn thuốc nếu cần thiết.
Tự ý sử dụng thuốc, các chất bổ sung chưa được chỉ định có thể dẫn tới các tác hại ngoài ý muốn, rất nguy hiểm.
Trên đây chính là những thông tin hữu ích về hội chứng tiền kinh nguyệt. Với những kiến thức này, chị em phụ nữ sẽ dễ theo dõi sức khỏe của mình trước và trong kỳ kinh nguyệt. Từ đó có điều chỉnh cho phù hợp để trải qua kỳ kinh nhẹ nhàng, giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Trụ sở: Lô A7/D21 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Bắc: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Nam: 36A Cửu Long, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Chi nhánh Miền Trung: 263 Yên Thế, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu Đô Thị Mới Cầu Giấy - P Dịch Vọng - Q Cầu Giấy - TP Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số 0102070260 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 07/08/2013
THỰC PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH
(Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh (Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)
Trụ sở: Lô A7/D21 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Bắc: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Nam: 36A Cửu Long, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Chi nhánh Miền Trung: 263 Yên Thế, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu Đô Thị Mới Cầu Giấy - P Dịch Vọng - Q Cầu Giấy - TP Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số 0102070260 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 07/08/2013