Bệnh loãng xương
Một trong những loại bệnh phổ biến nhất, gây nguy hiểm lớn tới sức khỏe của phụ nữ chính là chứng bệnh loãng xương. Theo thống kê, có tới 25% phụ nữ sau mãn kinh bị giảm mật độ xương ở độ tuổi 60.
Sau khi chị em bước qua giai đoạn này thì có mật độ xương thấp và khả năng loãng xương cao, đặc biệt là trong khoảng 2 năm đầu sau khi mãn kinh.
Nguyên nhân của chứng loãng xương là do nồng độ estrogen thấp khiến cho mật độ xương thay đổi theo hướng thấp đi. Estrogen có tác dụng bảo vệ xương. Vì thế, nếu lượng estrogen thấp thì chị em có nguy cơ cao bị loãng xương. Hoặc có thể hiểu đơn giản hơn, nếu canxi là gạch thì estrogen là vữa giúp gắn kết các viên gạch vào nhau tạo nên xương vững chắc. Từ đây có thể thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa nồng độ estrogen và cấu trúc xương.
Loãng xương khiến chị em đối mặt với nguy cơ bị gãy xương, viêm khớp. Đặc biệt là ở các vị trí như: hông, cột sống và cổ tay. Đây chính là nguyên nhân khiến phụ nữ sau mãn kinh đối mặt với các rủi ro và tai nạn, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
Về phương pháp cải thiện, khắc phục thì chị em phụ nữ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Nguyên nhân gây loãng xương chính là do lượng estrogen thấp. Vì vậy, nên bổ sung estrogen cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu estrogen như: đậu nành, súp lơ, các loại hạt họ đậu, dầu ô liu, tỏi, hạt lanh…
- Bổ sung vitamin D hàng ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá. Không nên hút thuốc.
- Tập thể dục nhẹ nhàng và điều độ.
Đặc biệt, với những trường hợp loãng xương quá nghiêm trọng thì nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả và an toàn nhất.
Bệnh tim mạch
Bệnh thứ 2 gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của chị em phụ nữ thì chắc chắn không thể thiếu bệnh tim mạch.
Do nội tiết tố bị giảm đi đột ngột khiến cholesterol xấu và triglyceride bị tăng lên sau giai đoạn mãn kinh. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ ở phụ nữ lớn tuổi.
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tim mạch giai đoạn này thì chị em nên lưu ý những vấn đề sau đây:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, ăn nhiều rau củ, trái cây, hạn chế đồ dầu mỡ, nước ngọt, đồ uống có ga…
- Tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp.
- Không hút thuốc, hạn chế các chất kích thích
Viêm nhiễm âm đạo tiến triển thành bệnh
Giai đoạn tiền mãn kinh lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm mạnh, tới giai đoạn mãn kinh thì dừng hẳn. Kéo theo đó là nhiều vấn đề về đời sống sinh lý, đặc biệt là chứng khô âm đạo.
Khô âm đạo khiến chị em đau rát, ngứa, khó “lên đỉnh” khi quan hệ. Nhiều trường hợp sợ gần gũi chồng, ám ảnh chuyện quan hệ… Khô âm đạo còn làm tăng cao nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo, chị em dễ bị viêm, bị đi bị lại, tái phát nhiều lần. Điều này khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng, sức khỏe giảm sút, tác động lớn tới chất lượng đời sống sinh lý của chị em.
Các triệu chứng viêm nhiễm không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành bệnh nguy hiểm như: nấm âm đạo, viêm lộ tuyến, ung thư…
Giải pháp cải thiện tình trạng này là nên chủ động bổ sung estrogen ngay từ giai đoạn tiền mãn kinh, giai đoạn mãn kinh lại càng cần thiết.
Ngoài ra, chị em cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của gel bôi trơn để khắc phục tại chỗ tình hình “khô hạn”. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng.
Nếu bị viêm nhiễm thì cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm từ sớm. Đồng thời, chị em phụ nữ cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện kịp thời viêm nhiễm nếu có.
Bốc hỏa
Bốc hỏa hay còn được gọi là tình trạng rối loạn vận mạch, thường gặp ở chị em phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Chị em dễ bị bốc hỏa, nóng bừng mặt, lưng, đổ mồ hôi nhiều… vô cùng khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Hầu hết chị em đều trải qua tình trạng này, mặc dù nó không nguy hiểm tới tính mạng nhưng sự tác động tiêu cực của nó tới tâm lý, sức khỏe của chị em phụ nữ rất lớn. Do đó, nó được nhiều chị em coi như một loại bệnh sau khi mãn kinh vô cùng phiền phức.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn vận mạch khiến chị em bốc hỏa chính là sự suy giảm estrogen trong cơ thể. Do đó, nếu muốn cải thiện và khắc phục tình trạng này thì chị em nên bổ sung estrogen cho cơ thể.
Ngoài các loại thực phẩm giàu estrogen từ tự nhiên như đã kể trên (mầm đậu nành, súp lơ, các loại hạt họ đậu, dầu ô liu, tỏi, hạt lanh…) thì chị em cũng có thể tham khảo một số sản phẩm bổ sung estrogen được tổng hợp từ các loại thực phẩm này. Nó có ưu điểm là mang lại hiệu quả nhanh và rõ hơn so với việc chỉ ăn đậu nành, các loại rau, hạt… hàng ngày. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố chất lượng sản phẩm khi sử dụng.
Tiểu không kiểm soát (tiểu són)
Có thể nói rằng, tiểu són chính là một loại bệnh phổ biến sau khi mãn kinh. Tình trạng tiểu không kiểm soát khiến chị em mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.
Ở giai đoạn mãn kinh, mô âm đạo và niệu sẽ mất đi độ đàn hồi. Điều này khiến chị em gặp phải những cơn buồn tiểu đột ngột, nó xảy ra thường xuyên và dẫn tới tình trạng tiểu không kiểm soát được. Đặc biệt, chị em còn bị tiểu són khi ho, cười hoặc nâng nhấc đồ vật nặng.
Ngoài ra, tiểu són cũng khiến phụ nữ giai đoạn mãn kinh đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu rất lớn.
Đối với chứng bệnh mãn kinh này, chị em có thể tham khảo và áp dụng bài tập Kegel để cải thiện tình hình. Giải pháp cải thiện tận gốc chính là bổ sung estrogen từ bên trong bằng đường uống. Cũng có một số ý kiến cho rằng có thể cải thiện bằng cách sử dụng estrogen bằng cách thoa bên ngoài. Tuy nhiên, chị em nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Trên đây chính là năm loại bệnh sau khi mãn kinh thường gặp nhất. Bởi nó nguy hiểm bởi vì ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tâm sinh lý của chị em phụ nữ sau khi trải qua thời kỳ mãn kinh. Hi vọng rằng, với những thông tin kể trên, chị em sẽ có thêm kiến thức cơ bản về các loại bệnh thường gặp sau khi mãn kinh. Từ đó, có biện pháp cải thiện tình hình, làm giảm nhẹ những tác động của bệnh gây ra.