Trễ kinh – rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do đâu?
Tại sao ở tuổi dậy thì chị em thường bị rối loạn kinh nguyệt trong đó có trễ kinh? Lý giải điều này các chuyên gia chỉ ra một số nguyên nhân như sau:
- Ở giai đoạn dậy thì buồng trứng của chị em chưa phát triển một cách hoàn thiện, vì vậy việc tiết ra hormone nội tiết tố nữ – hormone có vai trò chính trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt vẫn còn chưa ổn định lúc thấp lúc cao biến đổi một cách liên tục gây rối loạn kinh nguyệt nói chung và trễ kinh nói riêng.
- Do ảnh hưởng của tâm lý tuổi mới lớn: Những căng thẳng trong cuộc sống cũng như bỡ ngỡ với sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt khiến chị em lo âu căng thẳng, trọng lượng quá thấp hoặc quá cao đều khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
- Do bệnh lý: Có một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng và tử cung cũng có thể khiến bé gái bị trễ kinh ở tuổi dậy thì.
- Ngoài ra chu kỳ kinh nguyệt cũng bị tác động bởi múi giờ, thói quen sinh hoạt, thể chất, chế độ ăn uống, vận động quá sức, thường xuyên thức khuya dậy sớm cũng ảnh hưởng.
Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?
Thông thường nếu chị em có một chu kỳ kinh ổn định thì sẽ đều đều rơi vào khoảng 28 đến 32 ngày. Tuy nhiên với các bé gái mới lớn chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định có thể ngay từ chu kỳ kinh thứ hai trẻ cũng có thể trễ 25 đến 40 ngày thậm chí là 1 đến 2 tháng khiến các bé lo lắng.
Theo các chuyên gia trả lời cho câu hỏi “ trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không? “ có 2 trường hợp:
- Nếu chỉ bị trễ kinh 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng thậm chí là 2 tháng thì đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường khi hệ thống sinh sản hoạt động chưa hoàn thiện, việc tiết ra hormone nội tiết tố nữ chưa ổn định mà thôi. Hiện tượng này sẽ được cải thiện và dần biến mất sau một vài chu kỳ kinh tiếp theo.
- Nếu bị trễ kinh quá 3 tháng thì chị em nên nên đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa làm các xét nghiệm để tìm ra chính xác các nguyên nhân cũng như có cách chữa trị kịp thời.
Cách chữa trễ kinh ở tuổi dậy thì
Trễ kinh ở tuổi dậy thì nếu chỉ 1 tuần, 2 tuần… thậm chí là 2 tháng thì chị em có thể cải thiện bằng việc tác động vào những thói quen hàng ngày như:
- Nếu do nguyên nhân đến từ hiện tượng mất cân bằng nội tiết thì chị em không nên quá lo lắng nó sẽ mất sau vài chu kỳ kinh nguyệt khi cơ quan sinh sản đã hoàn thiện việc tiết ra hormone nội tiết tố nữ đã đều và ổn định.
- Nếu nguyên nhân đến từ yếu tố tâm lý do lo lắng, bất ngờ chưa có sự chuẩn bị trước cho sự xuất hiện của kỳ kinh thì việc cần làm là các mẹ hãy tâm sự cùng con giúp các bé gái điều chỉnh được lại tâm lý, tránh cảm giác stress, lo âu, mệt mỏi…
- Nguyên nhân đến từ chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt: nên cải thiện chế độ dinh dưỡng đủ chất tránh các chế độ ăn nghèo nàn, duy trì ăn uống đúng giờ, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, đi, ngủ trước 10 giờ tối hôm trước dậy sau 5 giờ sáng hôm sau.
- Bệnh lý: Nếu nguyên nhân dẫn đến trễ kinh ở tuổi dậy thì đến từ bệnh lý của tử cung hoặc buồng trứng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa khắc phục kịp thời tránh để quá lâu sẽ khó điều trị và kinh phí điều trị khá tốn kém đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các bé gái sau này.
Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì và những điều cần biết
Ở tuổi dậy thì, máu kinh thường có màu đỏ tươi, ít vón cục,có mùi hơi nồng nhưng không có mùi tanh, lượng máu kinh bình thường khiến chị em phải thay hàng ngày 4 đến 5 miếng băng vệ sinh. Khi tới chu kỳ kinh nguyệt chị em sẽ thường thấy xuất hiện với những cơn đau bụng hiện tượng này thường được gọi với tên gọi khác là đau bụng kinh.
Theo thống kê tỉ lệ chị em ở độ tuổi dậy thì bị đau bụng kinh cao hơn nhiều so với những chị em đã bị nhiều năm. Lý giải điều này các chuyên gia cho rằng do thời điểm này lần đầu tiên tử cung co bóp, triệu chứng chưa rõ ràng cộng với tâm lý e ngại, hoảng sợ các bạn gái tuổi mới lớn lại một mình chịu đựng không chia sẻ.
Cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Đau bụng kinh khiến chị em mệt mỏi, căng thẳng gây ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của chị em. Chính vì vậy rất nhiều chị em băn khoăn có cách nào để giảm thiểu được các cơn đau bụng kinh đó không. Về cách chữa trị đau bụng kinh cả ở tuổi dậy thì lần người đã bị đau bụng kinh nhiều năm mỗi khi đến tháng thì nguyên tắc đều là chị em phải giữ một tâm lý thật sự bình tĩnh, và áp dụng một số biện pháp sau:
Chườm bụng bằng nước ấm
Đây là cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì đơn giản và hiệu quả. Chị em chỉ cần dùng nước ấm cho vào một chai nhỏ để chườm lên bụng hoặc có thể sử dụng túi nước ấm thông dụng.
Massage
Ngoài chườm bụng bằng túi nước ấm chị em cũng nên kết hợp với việc massage bàn chân cho bớt đau hoặc ngâm chân trong nước ấm có pha muối giúp thư giãn và lưu thông khí huyết. Ngoài ra với những chị em không bị đau bụng kinh cũng nên áp dụng cách này khi đang có kinh sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau hiệu quả.
Dùng gừng chườm bụng
Cũng với cơ chế là tác dụng làm tăng độ nóng giúp lưu thông máu tốt hơn làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Cách làm khá đơn giản chị em chỉ cần giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút…
Thuốc giảm đau
Nếu chị em bị đau bụng dữ dội áp dụng các cách kể trên không thấy hiệu quả thì chị em có thể dùng thuốc giảm đau nhưng lưu ý không nên quá lạm dụng phương pháp này vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản sau này nói riêng. Ngoài ra với trường hợp này chị em nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Một số cách khác giảm đau khác
– Luôn giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh
– Vệ sinh vùng kín đều đặn, thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày
– Không ăn đồ cay nóng, đồ lạnh và không dùng chất kích thích, đồ uống có ga trong thời kỳ này
– Nghỉ ngơi nhiều, không thức khuya, không vận động mạnh
Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi dậy thì
Với tuổi dậy thì kinh nguyệt ra ít cũng là điều dễ hiểu bởi lúc này hormone mới bắt đầu thay đổi nên chưa có nhiều máu kinh nên chị em đừng quá lo lắng. vậy kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi dậy thì có đáng lo?
Với những trường hợp chị em ở tuổi dậy thì nhưng kinh nguyệt ra nhiều kéo dài trên 7 ngày có tính lặp đi lặp lại theo chu kỳ thì cũng giống như những trường hợp kinh nguyệt ra ít nguyên nhân do hormone chưa ổn định chu kỳ kinh nguyệt chưa thật sự hoàn chỉnh nên chị em cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, với bất cứ trường hợp nào kinh nguyệt ra ít hay kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi dậy thì lặp đi lặp lại nhiều lần xuất hiện với những cơn đau nhiều thì cũng nên đi thăm khám bởi tình trạng này có thể khiến bé mệt mỏi, lo lắng. Đồng thời ra kinh nguyệt nhiều khiến bé mất máu nhiều, cơ thể thiếu sắt, bé gái trở nên mệt mỏi, xanh xao, giảm khả năng tập trung học hành, ảnh hưởng đến thể chất.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề trễ kinh ở tuổi dậy thì cũng như cách làm giảm đau bụng kinh – một triệu chứng đi kèm khi đến kỳ kinh nguyệt gây khó chịu cho chị em. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cũng cấp đã giúp trả lời được toàn bộ thắc mắc của chị em về vấn đề này.
*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.
S.T hạ áp ích nhân