Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này, bài viết này chúng tôi xin đưa ra cho các bạn 1 số vấn đề như: nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa, dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, cách chữa viêm nhiễm phụ khoa để chị em có thể tham khảo để phòng tránh cho mình.
Nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể kể đến như:
- Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ hoặc đã vệ sinh nhưng không đảm bảo đúng cách và an toàn.
- Mặc quần lót quá chật và ẩm ướt, không toát mồ hôi tốt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển là nguyên nhân gây nên viêm nhiễm phụ khoa.
- Có quá nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn.
- Hay bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài làm sức đề kháng kém dễ cho vi khuẩn tấn công.
- Sử dụng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Hành động này khiến vùng kín bị mất cân bằng độ PH tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó việc thụt rửa mạnh cũng dẫn đến vùng kín bị tổn thương.
- Từng thực hiện các thủ thuật phụ khoa không an toàn như: đặt vòng tránh thai, nạo phá thai…
- Do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm (Candida), trùng roi hoặc các vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục như: vi khuẩn lậu cầu, mụn rộp sinh dục, giang mai…
- Mất cân bằng nội tiết tố như mãn kinh, tiền mãn kinh…
Dấu hiệu – Biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa
- Ngứa rát vùng kín: Đây là triệu chứng thường gặp của chị em phụ nữ khi mắc phải các bệnh phụ khoa. Dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo do nấm Cadida hay do loại trùng roi Trichomoniasis. Ngoài ra dấu hiệu này có thể xuất hiện trong trường hợp chị em bị mẫn cảm với thành phần của dung dịch hoặc sữa tắm mà chị em đang sử dụng.
- Xuất hiện khí hư bất thường: Bình thường khí hư sẽ có màu trắng trong, không mùi và không ngứa. Nếu khí hư thay đổi màu sắc kèm việc có mùi hôi và ngứa thì bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa. Khi gặp tình trạng này chị em cần phải đến gặp bác sĩ để có thể giải quyết tránh chậm trễ sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống vợ chồng cũng như sự tự tin của bản thân trước mọi người.
- Chảy máu âm đạo bất thường: Nếu không phải trong thời kỳ kinh nguyệt mà âm đạo của bạn bị ra máu thì đây có thể là do chị em bị rối loạn hormone hoặc có thể gặp phải các bệnh liên quan đến buồng trứng, u xơ tử cung, nặng hơn có thể là trường hợp ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy khi gặp phải trường hợp này 1 việc không thể trần trừ là chị em cần gác lại tất cả các công việc để đi gặp bác sĩ kiểm tra và tìm giải pháp khắc phục ngay, tránh để lâu có dễ gặp phải những trường hợp đáng tiếc.
- Đau bụng vùng dưới: Hiện tượng này thường gặp trước hoặc trong những ngày phụ nữ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Nếu triệu chứng này xuất hiện ngoài chu kỳ kinh nguyệt thì rất có thể bạn đã bị mắc viêm vùng chậu.
Nguy hại của bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Việc phụ nữ bị mắc viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của chị em. Đặc biệt là đời sống vợ chồng như: giảm ham muốn tình dục, chị em mất tự tin khi gần gũi chồng… hoặc rong kinh
- Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung: Bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tái phát nhiều lần dẫn đến viêm loét cổ tử cung, viêm vùng chậu và nặng hơn có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
- Vô sinh – hiếm muộn: Việc âm đạo bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ tạo môi trường bất lợi cho sự tồn tại của tinh trùng, làm giảm khả năng sống của tinh trùng, ngăn cản rất nhiều đến việc tinh trùng gặp trứng gây nên tình trạng hiếm muộn và vô sinh.
- Trong thời kỳ mang thai nếu phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ làm ảnh hưởng đến màng ối gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối. Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai.
Viêm phụ khoa thường gặp ở bộ phận nào?
- Âm đạo
- Cổ tử cung
- Buồng trứng
- Vòi trứng
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp
- Viêm âm đạo.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Viêm cổ tử cung.
- Viêm nội mạc tử cung.
- Viêm ở buồng trứng.
- Viêm nhiễm ở vòi trứng thường.
Cách chữa viêm phụ khoa?
Tuỳ từng vị trí, mức độ viêm mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có thể sẽ phải dùng thuốc uống, thuốc đặt hay can thiệp ngoại khoa…
- Nếu viêm phụ khoa do trùng roi, bệnh nhân có thể được chỉ định đặt thuốc âm đạo.
- Với trường hợp viêm do nấm, bệnh nhân được chỉ định đặt thuốc âm đạo kết hợp các biện pháp vệ sinh bộ phận sinh dục, và thói quen sinh hoạt…
- Nếu viêm phụ khoa xuất phát từ thói quen vệ sinh vùng kín, do ăn uống, môi trường, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng loại dung dịch vệ sinh phù hợp, chế độ ăn uống tốt nhất…
- Nếu do vi khuẩn thường, chị em có thể được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo phối hợp estrogen.
Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
- Nên mặc đồ lót có độ thấm hút tốt tránh tình trạng ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.
- Vệ sinh vùng kín 1 cách khoa học: tránh thụt rửa thường xuyên vùng kín…
- Sử dụng dung dịch vệ sinh cân bằng PH
- Tránh gãi, dùng nước ấm rửa nơi bị ngứa khi bị ngứa.
- Không lạm dụng các loại thuốc bôi có tính kích thích cao.
- Không quan hệ khi bộ phận sinh dục không sạch sẽ, có biểu hiện bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục đặc biệt là trong thời ký kinh nguyệt. Nên rửa và thay mới băng vệ sinh thường xuyên.
- Tránh sử dụng kháng sinh phổ rộng liều cao, gây mất kiểm soát vi khuẩn vốn có trong âm đạo.
- Bổ sung lượng estrogen còn thiếu cho cơ thể bằng thực phẩm hàng ngày hoặc bằng thực phẩm chức năng.
Hiện nay phương pháp bổ sung estrogen có nguồn gốc thảo dược có thể nói là biện pháp phòng tránh viêm nhiễm âm đạo. Với phương pháp này chị em nên chọn những dòng sản phẩm uy tín, chiết suất từ thiên nhiên để sử dụng.
S.T