Nhân sâm là gì?
Nhân sâm là thực vật có hoa và thuộc họ cuồng có tên khoa học là Panax Giseng. Nó là phần củ và rễ của cây nhân sâm.
Đây là loại cây mọc lâu năm thường có chiều cao cây từ 40 đến 100cm, lá kép mọc vòng hình chân vịt. Cây thường ra hoa và tháng 6 và tháng 7 hàng năm, kết quả tháng 8 hàng năm.
Cây thường mọc chủ yếu ở Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…
Thành phần
Khoa học hiện đại đã nghiên cứu ra thành phần chủ yếu của loại thảo dược này là: Vitamin E và C, Polysacarit, IH901, Ginsenosides, Axit béo, tinh dầu, Kali, Mangan, selen, Glucid và đặc biệt là có chứa hơn 30 loại saponin…
Các dạng nhân sâm hiện nay trên thị trường
Nhân sâm tươi
Sâm sau khi thu hoạch và rửa sạch đất cát và mang đi bán dưới dạng tươi.
Nhân sâm khô
Khác với dòng tươi vừa kể trên. Để có thể bảo quản được sản phẩm lâu hơn, dùng quanh năm thì dạng khô được khá nhiều người ưa chuộng. Sâm sau khi thu hoạch, rửa sạch đất cát phơi nắng nhé hoặc sấy khô.
Hồng sâm
Những củ sâm được chọn lọc kỹ càng, sau khi rửa sạch mang đi hấp từ 3 đến 6 lần để lượng nước trong sâm còn dưới 14%. Hồng sâm thường có màu hồng nhạt, vị ngọt và hơi đắng.
Theo các chuyên gia thì hồng sâm tốt hơn hẳn sâm tươi về cả mặt dược tính cũng như giá trị dinh dưỡng. Bởi ngoài tác dụng có thể để và bảo quản lâu hơn sâm tươi, chất dinh dưỡng được giữ toàn bộ như dạng tươi mà trong quá trình hấp hồng sâm còn sản sinh được ra nhiều chất mới có lợi hơn cho sức khỏe.
Bạch sâm
Khác với hồng sâm, bạch sâm là nhân sâm tươi chỉ cần loại bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài sau đó mang phơi nắng cho tới khi lượng nước trong sâm còn dưới 14%. Cuối cùng thì mang đi trần qua nước sôi, tẩm đường và phơi khô hoặc sấy sẽ được bạch Sâm.
Cao nhân sâm
Cao nhân sâm hay còn gọi là cao hồng sâm. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ củ sâm, sau đó được cô đặc lại. Sản phẩm có màu cánh dán vô cùng bổ dưỡng.
Tác dụng của nhân sâm
Nhờ có chứa nhiều thành phần thảo dược quý nên nhân sâm có rất nhiều tác dụng đặc biệt là tác dụng đối với sức khỏe. Cụ thể các tác dụng đó có thể kể ra như sau.
Tác dụng của nhân sâm với da
Nhờ chứa hơn 30 loại saponin nên tác dụng của nhân sâm đối với da là giúp tái tạo lại các tế bào máu, đồng thời bổ sung oxy trị chân khí kém, máu sẽ lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, làn da của bạn sẽ trở nên hồng hào, căng bóng, lượng Collagen giúp tái tạo tế bào da cũng được thúc đẩy sản sinh giúp giảm thiểu các nếp nhăn, phục hồi làn da do chịu các tác động từ bên ngoài.
Tác dụng của nhân sâm giúp cải thiện trí nhớ, điều trị mất ngủ
Ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có tác dụng bảo vệ tế bào não của bạn tránh khỏi các tác dụng xấu của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh và có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện trí nhớ, điều trị mất ngủ. Nhờ vậy mà những người bị mắc bệnh Alzheimer cũng được khuyên dùng sản phẩm này giúp cải thiện hiệu quả hành vi và nhận thức của người bệnh.
Chống oxy hóa, giảm viên
Cũng nhờ ginsenosides sẽ giúp hạn chế tác hại của các gốc tự do, giúp chống oxy hóa, đồng thời giúp ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể
Nhờ khả năng giúp cơ thể chống mệt mỏi, cải thiện hệ miễn dịch mà nhân sâm thường được khuyên dùng cho các các bệnh nhân ốm yếu, các bệnh nhân ung thư thường được khuyên sử dụng sản phẩm.
Điều trị rối loạn cương dương ở Nam giới
Vào năm 2002 một thử nghiệm được tiến hành ở Hàn Quốc cho thấy có tới 60% nam giới bị rối loạn cương dương đã cải thiện được tình trạng này sau khi sử dụng. Nó hoạt động bằng cách giúp tăng cường lưu thông máu đến dương vật, nhờ vậy cậu nhỏ sẽ cương cứng nhanh hơn và khả năng chiến đấu được bền bỉ hơn.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hoạt chất Ginsenosides giúp hạ đường huyết nhờ việc tác động đến việc sản xuất insulin của tuyến tụy, đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng kháng insulin. Nhờ vậy giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Những người nên dùng nhân sâm
- Người bị stress, mệt mỏi
- Người bị lão hóa sớm
- Bệnh nhân ung thư, tiểu đường
- Người ngủ không sâu giấc
- Quý ông bị yếu sinh lý
Những người không nên dùng nhân sâm
- Phụ nữ có thai
- Người đang cho con bú
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp
- Những bệnh nhân tiểu đường nhưng đang được điều trị bằng thuốc
- Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch
- Các bệnh nhân có vấn đề về đông máu
- Các trường hợp đang sử dụng các thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống loạn thần.
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng…
- Các bệnh nhân bị huyết áp cao, huyết áp thấp, tiểu đường khi sử dụng nhân sâm cần có sự theo dõi nghiêm ngặt của các bác sĩ.
Những cách sử dụng nhân sâm phổ biến
Uống trà sâm
Lấy 1g đến 2g cho vào ấm trà, chế thêm nước sôi và uống như trà bình thường. Có thể pha nhiều lần cho đến khi hết vị của sâm thì lấy bã này nhai nuốt nước xong mới bỏ đi.
Ngậm sâm
Sâm thái lát bỏ lọ, mỗi lần ngậm 1 lát cho đến khi sâm mềm thì nhai và nuốt cả bã.
Nghiền bột
Nhân sâm đem sấy hoặc phơi thật khô sau đó xay thành bột mịn. Có thể dùng bột này để pha trà như bình thường hoặc uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội.
Sâm ngâm mật ong
Sâm rửa sạch, thái lát cho vào hũ rồi đổ mật ong theo tỉ lệ 4:6, có thể tăng thêm mật ong nếu thích ngọt. Để ít nhất 7 ngày mới có thể dùng được. Khi dùng pha với nước ấm và nên dùng trước bữa ăn 15 phút khi bụng còn đói sẽ hấp thu tối đa hoạt chất.
Nhân sâm ngâm rượu
Có thể thái lát hoặc để cả củ cho vào lọ, cho rượu nồng độ 45 độ vào. Nên ngâm với tỉ lệ 1: 10, nghĩa là 100g sâm đổ 10 lít rượu. Nên đổ ngập sâm. Để ít nhất sau 3 tháng mới được sử dụng.
Cách bảo quản
- Sâm tươi: Có thể bảo quản sâm tươi trong ngăn đá, ngâm trong mật ong, ngâm rượu.
- Sâm khô: Cho vào túi hút chân không có kèm thêm gói hút ẩm. Nên để ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh ẩm. Khi đã bóc thì nên để trong hộp đậy kín và cất ở tủ lạnh.
Câu hỏi thường gặp
Uống sâm lúc nào tốt?
Nên uống vào buổi sáng và trưa vì tối sẽ làm hưng phấn thần kinh gây tỉnh táo khiến khó ngủ.
Uống khi đói bụng sẽ giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong nhân sâm.
Nhân sâm ăn sống được không?
Câu trả lời là có thể ăn sống được bằng việc ăn từng lát mỏng. Nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng bởi nhân sâm tươi có dược tính rất mạnh nên không phù hợp với người cao huyết áp, người đang bị tiêu chảy…
Giá nhân sâm hiện nay là bao nhiêu?
Giá nhân sâm hiện nay không có cố định, nó phụ thuộc vào tuổi đời, kích cỡ, hình dạng, xuất xứ, dạng bào chế.
- Sâm ít tuổi giá khoảng 1.500.000 đến 2.000.000 VNĐ 1kg thường được dùng trong các món ăn.
- Sâm nhiều tuổi hơn chút, củ to hơn, dài hơn giá khoảng 3.000.000 đến 5.000.000 trên 1kg
- Nhân sâm Hàn Quốc hay còn gọi là sâm cao ly có giá khoảng 7 đến 9 triệu đồng.
- Với những loại sâm tuổi thọ cao, quý hiếm có thể có giá lên vài trăm triệu đồng.
- Ngoài ra, giá các loại kẹo, nước uống hoặc dạng cao thì có giá rẻ hơn rất nhiều khoảng 50 đến 90 ngàn đồng
Mua nhân sâm ở đâu?
Để tránh mua phải hàng giả hàng kém chất lượng, nên mua được nhân sâm ở các cơ sở uy tín, các tiệm thuốc Đông y lớn , các cửa hàng lâu năm có giấy phép đàng hoàng, được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Dùng sâm có tác dụng phụ không?
Ngoài những tác dụng tuyệt vời mang lại thì việc sử dụng nhân sâm liều lượng cao trong thời gian quá dài cũng có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ như:
- Bị rối loạn giấc ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Ức chế đông máu
- Một số trường hợp sẽ gặp dị ứng như: ngứa ngáy, khó thở, phát ban…
- Tăng huyết áp
- Phù
- Rối loạn tiêu hóa
- Ngộ độc
- ……
Nếu gặp các phản ứng không quá nghiêm trọng hoặc trường hợp ngộ độc nhẹ thì chỉ cần thôi sử dụng là hết. Nếu nhận thấy những dấu hiệu nặng nên đi cấp cứu hoặc thăm khám luôn ở các đơn vị y tế, vì nếu trường hợp này để lâu không được khắc phục có thể gây hậu quả đến tính mạng.
S.T