Rong kinh là gì? Phân biệt rong kinh và rong huyết
Rong kinh là hiện tượng ra huyết theo đúng chu kỳ kinh nguyệt, nhưng số ngày “đèn đỏ” dài hơn 7 ngày.
Hiện nay rất nhiều chị em nhầm tưởng rong kinh và rong huyết là 1 nhưng thực tế thì không phải.
- Rong kinh: thường liên quan đến việc cơ thể bị rối loạn nội tiết tố. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
- Rong huyết: thưởng liên quan đến 1 số bệnh lý như: u nang buồng trứng, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung… và ra máu nhưng không phải chu kỳ hành kinh.
Nguyên nhân bị rong kinh?
Nguyên nhân rong kinh có thể được phân loại như sau:
- Rối loạn nội tiết tố nữ
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Do bệnh lý phụ khoa như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, nhiễm trùng cổ tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung…
Hiện tượng rong kinh được biểu hiện như thế nào?
Những dấu hiệu để nữ giới nhận biết tình trạng rong kinh bao gồm:
- Chu kỳ bình thường nhưng ngày “đèn đỏ” dài trên 7 ngày.
- Máu kinh ra nhiều, phải thay băng liên tục, thậm chí là mỗi giờ thay băng 1 lần.
- Phải thức dậy giữa đêm để thay băng.
- Xuất hiện nhiều các cục máu đông, hay bị đau bụng dưới.
- Người mệt mỏi, da tái sạm, thở dốc, thiếu máu.
Hậu quả do rối rong kinh gây ra
Những hậu quả điển hình của hiện tượng rong kinh gây ra cho chị em phụ nữ có thể kể đến như:
- Thiếu máu: Rong kinh khiến cho lượng máu kinh ra nhiều. Từ đó cơ thể mất máu nhiều, sẽ dẫn tới thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, mặt xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,… Trường hợp mất máu nhiều còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Chu kì kinh nguyệt kéo dài gây bất tiện sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại cho vùng kín, gây viêm nhiễm, nấm ngứa.
- Gây khó khăn trong việc mang thai tự nhiên: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường làm thời điểm rụng trứng cũng không cố định, nếu viêm nhiễm còn có thể gây tắc vòi trứng, gây khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc “yêu”: Trong những ngày “đèn đỏ” không nên quan hệ tình dục, vậy nên nếu rong kinh kéo dài, sẽ khiến cuộc “yêu” trở nên thất thường.
- Nhan sắc xuống cấp: Rong kinh chính là 1 trong những trường hợp của rối loạn kinh nguyệt. Việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố nữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhan sắc của nữ giới. Khi đó, da kém săn chắc, tóc rụng nhiều, thậm chí tính khí cũng bị ảnh hưởng: dễ cáu gắt, nóng tính, căng thẳng, mất tự tin, khó kiểm soát cảm xúc,…
Những ai thường bị mắc rong kinh?
Theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy tỉ lệ chị em phụ nữ gặp phải tình trạng này là từ 9% đến 14%. Trong đó 90% chủ yếu rơi vào nhóm các bé gái mới dậy thì (mới có kinh được khoảng 1 năm) và phụ nữ tiền mãn kinh (phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi).
Những yếu tố làm tăng nguy cơ rong kinh?
Như đã phân tích ở trên, 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ rong kinh điển hình có thể kể đến như:
- Bé gái tuổi dậy thì vừa bắt đầu có kinh.
- Phụ nữ tiền mãn kinh.
- Phụ nữ bị u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng…
- Đang sử dụng 1 số loại thuốc có thành phần gây rong kinh
- Bị rối loạn đông máu hoặc bị rối loạn xuất hiện do di truyền.
Sau sinh bị rong kinh có nguy hiểm không?
Bình thường phụ nữ bị rong kinh đã rất mệt mỏi thì đối với phụ nữ sau sinh còn mệt mỏi hơn:
- Rong kinh khiến phụ nữ sau sinh bị mất nhiều máu, hoa mắt, chóng mặt, cộng thêm việc thức đêm chăm sóc em bé khiến cơ thể nhanh chóng suy nhược
- Rong kinh sau sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín.
- Rong kinh khiến nhiều chị em lo lắng, tâm trạng không ổn định. Nếu không được tác động tích cực rất dễ bị trầm cảm sau sinh.
Cách chữa rong kinh
- Điều trị rong kinh bằng thuốc: Điều trị bằng thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho những phụ nữ không có bất thường về cấu trúc, mô học, u xơ có đường kính nhỏ dưới 3cm, không có biến dạng buồng khoang tử cung.
- Thuốc không dùng hormone: Thuốc có tác dụng cần máu, thuốc kháng viêm đề phòng bội nhiễm.
- Thuốc dùng hormone: Thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống, Orgametril, Progesteron pha thứ 2.
- Điều trị rong kinh bằng thủ thuật: Nạo buồng tử cung cầm máu kết hợp thuốc nội tiết. Hoặc cắt polyp, soi buồng tử cung nạo nhân xơ.
- Điều trị rong kinh ngoại khoa bằng phẫu thuật: Với những nguyên nhân rong kinh xuất phát từ các bệnh lý về buồng trứng, tử cung như rối loạn chức năng buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… thì điều trị bằng phẫu thuật sẽ chấm dứt bệnh lý, từ đó chấm dứt hiện tượng rong kinh.
Cách chữa rong kinh tại nhà
- Cải thiện chế độ ăn khoa học: tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, hạn chế sử dụng đồ chế biến sẵn…
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa isoflavone hoặc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa tinh chất mầm đậu nành giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ kết hợp với bài tứ vật thang giúp bổ huyết điều kinh hiệu quả.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên và cường độ vừa phải.
- Tránh để cơ thể stress kéo dài.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng các dung dịch có độ PH phù hợp.
- Không nên quan hệ trong kỳ kinh để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
- Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Câu hỏi thường gặp
Bị rong kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như gây nên những biến chứng về khả năng sinh sản. Rong kinh khiến cơ thể thiếu máu, gây mệt mỏi, xanh sao; ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày; tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm – Một trong những tác nhân dẫn đến bệnh lý và gây vô sinh.
Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày có phải là bị rong kinh?
Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày là một biểu hiện của rong kinh diễn biến nghiêm trọng, chị em tuyệt đối không được xem nhẹ. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày, thời gian có kinh từ 3 đến 5 ngày. Nếu thời gian này kéo dài trên 7 ngày là bị rong kinh.
Bị rong kinh có thai được không?
Với câu hỏi bị rong kinh có thai được không câu trả lời của các chuyên gia là:
- Nếu chị em bị rong kinh ngắn hạn do bị ảnh hưởng bởi lối sống, các chu kỳ sau bình thường thì không ảnh hưởng gì tới khả năng mang thai nên chị em có thể hoàn toàn yên tâm.
- Nếu chị em bị rong kinh dài hạn do gặp phải 1 số bệnh lý cũng như tổn thương đường sinh dục như: bị polyp tử cung, suy tuyến giáp, rối loạn chức năng phóng trứng, lạc nội mạc tử cung… thì sẽ gây khó khăn cho việc có thai. Bởi rong kinh khiến trứng đã được thụ tinh không thể làm tổ được ở buồng tử cung, chu kỳ không đều nên khó khăn trong việc canh trứng…
Trên đây là toàn bộ những vấn đề về rong kinh chị em cần biết. Nếu có thắc mắc chị em có thể để lại bình luận trên trang baoxuan.vn hoặc liên hệ với chúng tôi qua đầu số hotline hoàn toàn miễn phí 1800.6316 để được các chuyên gia tư vấn.
S.T