Bệnh tim mạch là gì?
- Bệnh tim mạch là cụm từ chỉ toàn bộ những vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe của trái tim.
- Bệnh tim mạch sẽ khiến cho các mạch máu bị xơ cứng, hẹp gây tắc nghẽn sẽ khiến quá trình cung cấp oxy đến não cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bị gián đoạn hoặc thậm chí không cung cấp đủ. Đây chính là nguyên nhân khiến các cơ quan bị ngưng hoạt động, phá hủy các cơ quan gây tử vong.
Nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch
Nguyên nhân không thể thay đổi
Tuổi tác
Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sẽ tăng tỉ lệ thuận theo độ tuổi, tuổi càng cao nguy cơ càng tăng. Bởi khi càng lớn tuổi thành tim càng trở nên dày hơn, các động mạch bị xơ cứng khiến quá trình bơm máu bị ảnh hưởng.
Giới tính
Bệnh tim mạch thường gặp ở Nam nhiều hơn Nữ. Nhưng tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này ở nữ lại nhiều hơn Nam do phát hiện muộn. Phụ nữ khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng lên nhanh chóng.
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch, đặc biệt nếu mắc trước 55 tuổi thì nguy cơ mắc của bạn cũng cao hơn người bình thường.
Nguyên nhân có thể thay đổi
Béo phì
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm khác. Ngoài bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch thường gặp phải thì còn làm tăng huyết áp, đái tháo đường. Nguyên nhân do người béo phì sẽ làm gia tăng tổng hợp cholesterol trong máu.
Người nghiện thuốc lá
Hút thuốc lá chưa bao giờ là tốt và trong bệnh tim mạch cũng vậy, thuốc lá chính là kẻ thù. Trong thuốc lá có nicotin và carbon monoxide khi vào cơ thể sẽ tích tụ tạo thành mảng bám trong động mạch ảnh hưởng đến yếu tố đông máu là cholesterol và fibrinogen làm tăng nguy cơ đông máu dẫn đến đau tim.
Hút thuốc lá khiến cho các động mạch lớn bị thắt chặt khiến tim bị loạn nhịp, tim đập nhanh và làm việc trở nên khó khăn kém hiệu quả hơn.
Ngoài ra theo 1 số nghiên cứu thì hút thuốc lá còn khiến cơ thể bị tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ đặc biệt thường gặp ở những người có huyết áp cao.
Nam giới hút thuốc lá sẽ tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch gấp 10 nam giới không hút thuốc, ở nữ giới là 5 lần.
Người thường xuyên uống nhiều rượu
Mọi điều đều có 2 mặt và rượu cũng vậy. Nếu uống điều độ ngày 1 đến 2 chén thì rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, nếu uống quá nhiều vào cơ thể sẽ gây tăng huyết áp, gây tổn thương đến gan, xuất huyết não và tăng các bệnh tim mạch.
Không chịu vận động
Người không chịu vận động thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường xuyên thể dục, vận động.
Tập thể dục giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh phòng chống các bệnh. Việc chịu khó vận động như tập thể dục, tích cực đi lại nhiều sẽ khiến cơ thể tiêu hao được lượng calo, kiểm soát cholesterol trong cơ thể, hạn chế huyết áp cao và bệnh tiểu đường đồng thời hạn chế tối đa các bệnh về tim do cơ tim dẻo dai hơn, các động mạch hoạt động linh hoạt hơn.
Căng thẳng
Căng thẳng khiến cơ thể bị rối loạn mỡ máu, tăng hàm lượng Cholesterol xấu LDL làm tăng nhanh nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp – nguyên nhân đáng sợ nhất đối với người bị mắc các bệnh về tim mạch. Khi bị tăng huyết áp sẽ khiến đau tim và đột quỵ.
Lượng Cholesterol trong máu cao
Cholesterol trong máu cao sẽ tạo mảng bám trên thành động mạch khiến việc cung cấp máu cho tim bị ảnh hưởng gây đau tim.
Đái tháo đường
Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ gặp các biến cố của bệnh về tim mạch cao ngang với người đã bị mắc bệnh mạch vành.
Dấu hiệu – Triệu chứng của bệnh tim mạch
- Khó thở đặc biệt là khi nằm.
- Nặng trong ngực, tức ngực.
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt hoặc cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt.
- Thấy cơ thể có hiện tượng phù do bị tích nước. Nếu bỗng nhiên bạn thấy cơ thể sau khi thức dậy mặt căng phù, mí mắt nặng, chân phù vào thời điểm nhất định trong ngày.
- Chán ăn.
- Thường xuyên đi tiểu đêm.
- Nhịp tim thay đổi theo chiều hướng tăng lên, đập dồn dập như mới chạy xong.
- Bị ngất xỉu thường xuyên.
- Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
Một số bệnh tim mạch thường gặp
- Bệnh tim bẩm sinh
- Rối loạn nhịp tim
- Bệnh mạch vành
- Bệnh giãn cơ tim
- Bệnh van tim
- Bệnh nhồi máu cơ tim
- Bệnh suy tim
Những biến chứng mà người mắc bệnh tim mạch có thể gặp phải
Suy tim
Suy tim xảy ra khi tim không thể nào bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể gặp phải do khuyết tật tim (bệnh tim bẩm sinh), bệnh cơ tim, bệnh van tim, bệnh tim mạch hoặc nhiễm trùng tim.
Đau tim
Đây là hiện tượng mạch máu xuất hiện cục máu đông khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn. Đau tim có thể gây nên tổn hại hoặc thậm chí phá hỏng 1 phần cơ tim . Đau tim thường gặp ở bệnh nhân bị xơ vữa động mạch.
Đột quỵ
Đột quỵ là khi cơ thể bị rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ vì động mạch não bị thu hẹp hoặc bị chặn.
Chứng phình động mạch
Chứng phình động mạch có thể xảy ra với bất cứ nơi nào trong cơ thể khiến bạn phải đối mặt với trường hợp bị chảy máu nội bộ gây nguy hiểm tới tính mạng.
Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên do xơ vữa động mạch gây ra. Khi đó tứ chi và nặng nhất là chân sẽ không nhận đủ lượng máu gây đau chân, dễ cảm nhất là đau chân khi đi bộ.
Tim ngừng đột ngột
Ngừng tim đột ngột là biến chứng đáng sợ của người mắc bệnh tim mạch khi chức năng tim, hơi thở cũng như ý thức mất đi 1 cách đột ngột. Với trường hợp tim ngừng đột ngột nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa bệnh tim mạch
- Thường xuyên tập thể dục đều đặn, duy trì sức khỏe tốt.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý.
- Kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Nên hạn chế ăn mặn.
- Trong chế độ ăn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn các loại cá … tránh dung nạp quá nhiều các thực phẩm chứa mỡ bão hòa và cholesterol.
- Hãy ngừng hút thuốc lá, uống rượu hợp lý tránh uống quá nhiều.
- Nên có những biện pháp giảm stress tránh để cơ thể bị lo âu trong thời gian quá lâu.
- Ngủ đủ giấc.
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để biết được tình trạng sức khỏe của mình.
3 bài tập tốt cho bệnh tim mạch
Bài tập aerobic
Một số bài tập aerobic có thể tham khảo như: yoga, nhảy dây, khiêu vũ… Những bài tập này thường có nhịp độ chậm, cường độ nhẹ và dùng sức ít nên phù hợp với các bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch.
Đi bộ
Theo kết quả của 1 số nghiên cứu thì người đi bộ thường xuyên các chỉ số về cholesterol cũng như huyết áp giảm dần và ổn định theo thời gian. Và cũng theo kết quả của 1 số nghiên cứu này thì bạn có thể giảm tới 18% nguy cơ phát triển bệnh mạch vành nếu mỗi ngày bạn đi bộ khoảng 30 phút. Nếu mỗi ngày bạn đi bộ khoảng 180 phút thì bạn có thể giảm 35% rủi ro nhồi máu cơ tim.
Chạy bộ
Cũng tác dụng tương tự như biện pháp đi bộ. Bạn có thể chạy bộ nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 45 phút. Bạn nên chạy ở cự ly ngắn sau đó tăng dần, từ đi bộ chậm rãi khi quen mới tăng cường độ. Không nên tập quá sức.
Người mắc bệnh tim mạch nên ăn gì?
Người mắc bệnh tim mạch nên ăn:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây rất tốt cho tim mạch: chuối, cam, dưa đỏ, quýt, rau đóng hộp kèm nước trái cây…
- Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, các loại bánh mỳ hoặc mỳ được làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Nên dùng dầu oliu, dầu bơ, dầu hạt cải hoặc dầu hướng dương thay thế các loại mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày.
- Chọn những nguồn đạm ít béo như cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, đậu nành, hạt lanh, đậu hà lan… trong bữa ăn hàng ngày.
Người mắc bệnh tim mạch kiêng ăn gì?
- Hạn chế sử dụng 1 số loại rau xanh được chiên giòn hoặc ăn cùng các loại sốt béo ngậy, trái cây đóng hộp hoặc trái cây đông lạnh có thêm đường…
- Hạn chế ăn 1 số loại ngũ cốc như: bánh mỳ trứng, bắp rang bơ, bánh mỳ trắng hoặc các loại bánh có độ ngọt cao…
- Hạn chế dung nạp vào cơ thể chất béo bão hòa, chất béo không lành mạnh như: bơ sữa, các loại mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa, nước sốt thịt…
- Không nên ăn mặn.
- Không nên ăn đồ ngọt.
Những điều cần lưu ý với người mắc bệnh tim mạch
- Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ mà cần thường xuyên di chuyển, vận động.
- Không nên ngủ quá nhiều vì khi ngủ hệ tuần hoàn của máu sẽ chậm gây hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn lưu thông của máu.
- Không nên hút thuốc.
- Không nên chủ quan khi trời lạnh bởi khi nhiệt độ hạ xuống 1 cách đột ngột tim sẽ đập nhanh hơn khiến cơ tim thiếu oxy.
- Không nên sử dụng quần áo sản xuất bằng sợi hóa học sẽ gây tích điện ở cơ thể gây chênh lệch điện áp và ảnh hưởng đến sự truyền dẫn của điện tim khiến tim bị loạn nhịp.
- Tránh để cơ thể bị căng thẳng
S.T