Bệnh đái tháo đường bên cạnh việc ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, mắt, thận… của người bệnh thì còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của người bệnh. Vậy liệu có phải ai bị tiểu đường cũng dẫn tới yếu sinh lý không? Những ảnh hưởng của căn bệnh này đối với sinh lý nam và nữ ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Liệu có phải ai bị tiểu đường cũng dẫn tới yếu sinh lý?
Theo số liệu thống kê tổng hợp thì có khoảng 20 – 71% nam giới bị tiểu đường gây nên tình trạng rối loạn cương dương. Đặc biệt, tỷ lệ nam giới bị tiểu đường gây rối loạn cương dương cao gấp 3 lần so với người không bị bệnh tiểu đường.
Chưa hết, chứng rối loạn cương dương ở những bệnh nhân tiểu đường thường xảy ra ngay trong giai đoạn sớm của bệnh, độ tuổi bệnh nhân còn rất trẻ. Theo nhiều nghiên cứu thì có tới 56% bệnh nhân đái tháo đường bị rối loạn cương dương trong 5 năm đầu tiên của bệnh.
Tuổi tác chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chứng rối loạn cương dương ở người bệnh đái tháo đường chính là tuổi tác.Tình trạng bệnh tỉ lệ thuận với độ tuổi, có nghĩa là bệnh càng nặng nếu như bệnh nhân càng nhiều tuổi.
Bệnh nhân bị tiểu đường còn trẻ và gặp bệnh lý rối loạn cương dương do sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như: thuốc an thần, thuốc chống co giật, thuốc nội tiết, thuốc chống tăng huyết áp…
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có nguy cơ gây rối loạn cương dương cho bệnh nhân tiểu đường như:
- Thời gian bị bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương càng cao.
- Điều trị bệnh tiểu đường không tốt, phương pháp không đúng.
- Bệnh nhân tiểu đường hút thuốc lá, nghiện rượu.
- Bệnh nhân tiểu đường mắc chứng trầm cảm.
…
Bệnh nhân bị tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến sinh lý nam?
Giảm testosterone do mắc bệnh tiểu đường
Thường thì nam giới sau 30 tuổi mới bị suy giảm testosterone nhưng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì sẽ có nguy cơ bị giảm nội tiết tố này trong cơ thể.
Lý giải cho điều này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng sinh lý của nam giới. Một số triệu chứng suy giảm Testosterone thường gặp như:
- Giảm ham muốn tình dục do rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu đường.
- Tình trạng giảm xuất tinh gây nguy cơ cao hiếm muộn.
- Giảm sự hưng phấn trong những cuộc “yêu” do cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, sức khỏe cơ bắp giảm vì bệnh tiểu đường.
Chức năng cương dương bị ảnh hưởng do biến chứng tiểu đường
Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 thường bị rối loạn chức năng cương dương vì mạch máu bị biến chứng gây ảnh hưởng tới các mạch máu nhỏ tại vùng dương vật. Áp lực máu bị rối loạn làm cho lượng máu không đủ cung cung đến dương vật nên “cậu bé” khó mà cương cứng như bình thường.
Mức đường huyết và cholesterol máu không ổn định gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở nam giới, trong đó có suy giảm ham muốn tình dục. Mặc dù nó không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hay tính mạng của nam giới nhưng lại tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là bản lĩnh của người đàn ông.
Tiểu đường gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng
ADN của tinh trùng bị tổn thương do lượng đường huyết cao dẫn tới tình trạng chết các tế bào tự nhiên.Điều này làm giảm số lượng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng.
Theo một số nghiên cứu, số liệu thống kê cho thấy: có tới 24% nam giới bị bất lực do lượng tinh trùng không ổn định mà nguyên nhân sâu xa là do người đó mắc bệnh tiểu đường.
Tình trạng xuất tinh ngược
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải biến chứng xuất tinh ngược. Điều này khiến cho tinh dịch được xuất tinh vào bàng quang thay vì xuất ra khỏi dương vật. Điều đó lý giải tại sao nam giới lại tiểu ra nước tiểu
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là một trong những biến chứng phổ biến nhất bệnh tiểu đường, nguyên nhân được xác định là do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân không tạo đủ insulin (tiểu đường tuýp 1) khiến cho glucose tích tụ trong máu, gan thận và có thể đạt đến mức cao vô cùng nguy hiểm. Việc hạ đường huyết sẽ khiến cho nhịp tim không đều, run rẩy chân tay, tác động tiêu cực tới đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với sinh lý nữ
- Suy giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
- Giảm tiết dịch âm đạo ở bệnh nhân tiểu đường.
Những tác động tiêu cực này thường khiến nữ giới có nguy cơ cao bị đau rát khi quan hệ, giảm khả năng đạt cực khoái khi “yêu”.
Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường do sự thay đổi nồng độ hormon sinh dục cũng khiến lượng đường trong máu bị giảm đột ngột. Và đây là nguyên nhân gây nên một số vấn đề trong quá trình quan hệ như:
- Đổ mồ hôi đột ngột
- Choáng váng
- Bủn rủn tay chân…
Đây chính là lý do vì sao bệnh nhân nữ bị tiểu đường được bác sĩ khuyến cáo việc kiểm tra đường huyết trước khi quan hệ tình dục.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân tiểu đường là nữ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm lợi, viêm bàng quang…
Đâu là phương pháp điều trị yếu sinh lý do tiểu đường hiệu quả nhất?
Điều trị cho nam giới
Sử dụng thuốc kéo dài sự cương cứng là giải pháp cho nam giới gặp rối loạn cương dương. Tuy nhiên, cần lưu ý là những loại thuốc này không thích hợp với người bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim mạch.
Do đó, để đảm bảo hiệu quả cũng như yếu tố an toàn thì người bệnh nên tới bệnh viện kiểm tra để bác sĩ kê đơn thuốc cho phù hợp nhất.
Điều trị cho nữ giới
Đối với nữ giới gặp các vấn đề về sinh lý nữ do tiểu đường, chủ yếu là vấn đề bôi trơn thì có thể sử dụng các sản phẩm bôi trơn để cải thiện khả năng quan hệ tình dục.
Nếu bị viêm nhiễm thì nên điều trị dứt điểm bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm.
Hạn chế ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe sinh lý bằng cách nào?
Kiểm soát đường huyết bằng cách uống nhiều nước
Bệnh tiểu đường khiến kích thích thận đào thải nước tiểu nhiều hơn do lượng đường huyết tăng cao và khiến cơ thể bị mất nước. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung từ 1,5 – 2,5 lít nước/ ngày tùy theo nhu cầu cơ thể từng người để bù lại lượng nước bị mất đi.
Việc này có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, loại từ các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
Bổ sung chất xơ vào thực đơn
Chất xơ giúp đường huyết ổn định hơn và kích thích hoạt động co bóp của ruột cũng như làm cho insulin hoạt động tốt hơn. Điều này khiến cho thức ăn xuống ruột chậm hơn và kiểm soát đường huyết không bị tăng nhanh sau khi ăn.
Các loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung gồm: các loại đậu, khoai, gạo lứt, rau củ quả, trái cây có vỏ…
Lên chế độ dinh dưỡng hợp lý và dài lâu
Bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên chia thành 5 – 6 bữa ăn/ngày. Chú ý ăn đúng giờ, đều đặn giữa các bữa với lượng calo phân bổ trong các bữa ăn hợp lý.
Chú ý: cơ thể khó ổn định đường huyết hơn nếu như bạn uống nhiều cafe, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn nhanh.
Tuyệt đối không được tiêu thụ đồ ăn, đồ uống có đường hóa học như: sữa chế biến, trái cây đóng hộp, nước ngọt có gas, bánh kẹo, bia rượu…
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục mỗi buổi sáng giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng hơn, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường nên tránh những môn thể thao nặng, thay vào đó nên lựa chọn các hoạt động nhẹ nhàng như: chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội.
Ngoài ra, tập thể dục còn rất tốt cho hệ tim mạch, cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, stress hiệu quả, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường.
Chủ động theo dõi đường huyết tại nhà
Mỗi bệnh nhân tiểu đường đều nên chủ động trong việc tự theo dõi đường huyết tại nhà để góp phần kiểm soát tình hình bệnh. Bạn có thể mua máy đo lượng đường huyết để dùng hàng ngày, nếu xuất hiện bất thường thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có sự điều chỉnh thuốc cũng như phác đồ điều trị phù hợp.