Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với cơ thể và trung bình sẽ chiếm khoảng ⅓ thời gian của một này. Ở các độ tuổi khác nhau thời gian ngủ đủ giấc của mỗi ngày cũng khác nhau. Vậy người 40 tuổi thời gian ngủ mỗi ngày bao nhiêu là đủ, 40 tuổi bị mất ngủ thì phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm gửi cho chúng tôi. Hãy cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé.
Thời gian ngủ lý tưởng mỗi ngày là bao nhiêu?
Giấc ngủ không những giúp cơ thể cân bằng mà còn loại bỏ các chất có hại, tái tạo năng lượng và sức lao động cho cơ thể. Giấc ngủ bao gồm 2 giai đoạn là giấc ngủ nông và ngủ sâu. Trong đó giấc ngủ sâu càng dài thì chất lượng giấc ngủ càng tăng. Vậy thời gian ngủ lý tưởng mỗi ngày là bao nhiêu? nên đi ngủ lúc mấy giờ và thức dậy lúc mấy giờ là tốt nhất cho cơ thể.
Các nghiên cứu khoa học đã công bố cho thấy, khi một người có được một giấc ngủ ngon, ngủ sâu sẽ giúp cơ thể khỏe mạng, nâng cao hệ miễn dịch. theo đó, cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học sẽ diễn ra tuần tự như sau:
- Từ 21:00 đến 23:00: Bạch cầu lympho thuộc hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giúp cơ thể đào thải các chất độc. Vì vậy trong khoảng thời gian này chúng ta nên để cơ thể được thả lỏng cả thể chất lẫn tinh thần bằng việc nghỉ ngơi thư giãn kết hợp với nghe nhạc để đi vào giấc ngủ tránh làm việc khiến cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng.
- Từ 23:00 đến 1:00: Giai đoạn này Gan sẽ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, cũng như hấp thu triệt để các chất dinh dưỡng đến từ thức ăn được cung cấp và tham gia vào quá trình hấp thu chất bên trong cơ thể. Các chức năng trên của Gan sẽ hoạt động tốt nhất nếu cơ thể chúng ta đang ở trạng thái ngủ say.
- Từ 1:00 đến 3:00: Đây là giai đoạn Túi mật hoạt động mạnh để thực hiện chức năng tiêu hóa của mình. Lúc này túi mật sẽ tiết ra để tiêu hóa các chất béo, thức ăn và cholesterol trong máu. Túi mật sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi cơ thể được ở trong trạng thái ngủ say.
- Từ 3:00 đến 5:00: Đây là khoảng thời gian để 2 lá phổi giúp cơ thể đào thải các chất độc ra bên ngoài. Và trong giai đoạn này thì cơ thể của con người cũng vẫn đang trong trạng thái ngủ sâu, mơ và bắt đầu quá trình ghi nhớ.
- Từ 5:00 đến 7:00: Là thời gian mà ruột già thực hiện nhiệm vụ bài tiết các chất cắt bã, chất thải từ quá trình tiêu hóa đã được các cơ quan phía trên xử lý trong khoảng thời gian trước đó. Chính vì vậy, đây thường là khoảng thời gian phù hợp để chúng ta thức dậy đi vệ sinh cả tiểu tiện và đại tiện giúp làm sạch được hệ tiêu hóa, đào thải được các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, sẵn sàng 1 cơ thể nhẹ nhàng cho một chuỗi hoạt động ban ngày.
Dựa trên những gì vừa thống kê cho thấy thời gian ngủ ban đêm lý tưởng mỗi ngày của mỗi người nên ít nhất là 7 tiếng để có thể đảm bảo sức khỏe lẫn tinh thần, tái tạo đủ năng lượng cho một ngày hoạt động.
Tuy nhiên, thời gian ngủ trung bình mỗi ngày còn phụ thuộc vào các độ tuổi khác nhau do nhu cầu năng lượng cũng như các hoạt động trao đổi chất ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau. Ví dụ như trẻ sơ sinh thời gian ngủ sẽ cần rất nhiều khoảng 14 đến 18 giờ, lớn dần nhu cầu của trẻ dưới 14 tuổi vào khoảng 10 tiếng mỗi ngày, người trưởng thành khoảng 7 đến 8 tiếng. Vậy với người 40 tuổi thì thời gian ngủ trung bình mỗi ngày cần bao nhiêu là đủ, nếu 40 tuổi bị mất ngủ thì phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tuổi 40 ngủ một ngày bao nhiêu là đủ?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra công bố: thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày cho một người ở độ tuổi 40 là khoảng 7 đến 9 giờ. Độ tuổi không những ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể tác động xấu đến giấc ngủ khiến người càng lớn tuổi thì việc đi vào giấc ngủ lại càng khó hơn, cũng như có một giấc ngủ sâu và chất lượng lại càng khó. Vì vậy tình trạng 40 tuổi bị mất ngủ là khá phổ biến.
Xem thêm: Top 7 mẹo chữa mất ngủ ở người già an toàn – hiệu quả
40 tuổi bị mất ngủ phải làm sao?
Chất lượng giấc ngủ là vô cùng cần thiết bởi nếu bạn có một chất lượng ngủ tốt thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tinh thần, hệ miễn dịch, nâng cao hiệu suất công việc, giảm căng thẳng và những bất ổn về tâm lý cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo. Vậy 40 tuổi bị mất ngủ nói riêng và người đang chưa có được một giấc ngủ trọn vẹn nói chung có thể áp dụng một số biện pháp sau để có thể có được một giấc ngủ ngon. Cụ thể:
- Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, đặc biệt là vào buổi tối.
- nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia… Có khá nhiều người cho rằng việc sử dụng rượu bia trước khi đi ngủ sẽ khiến dễ ngủ và chất lượng giấc ngủ được tăng lên nhưng thực tế các chất có cồn này lại khiến thay đổi đặc điểm và chất lượng giấc ngủ. Khi mới sử dụng sẽ làm cho bạn ngủ nhanh, nhưng sau 1 đến 2 giờ khi hàm lượng cồn trong cơ thể đã giảm đi thì có thể làm bạn thức giấc, cảm thấy bồi hồi và khó đi vào lại giấc ngủ hoặc có cố gắng ngủ thì giấc ngủ cũng không ngon trong thời gian còn lại của đêm.
- Xây dựng một thói quen ngủ đúng giờ: việc này giúp đồng hồ sinh học của bạn tự hiểu đến giờ nào là phải đi ngủ. Bạn có thể xây dựng thói quen ngủ lúc 22:00 và dậy lúc 6:00
- Bên cạnh đó bạn cũng có thể dọn dẹp phòng ngủ của mình gọn gàng, sạch sẽ, tránh bừa bộn,tránh ánh sáng mạnh, tránh tiếng ồn…
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý tránh những thức ăn chứa quá nhiều dầu, đồ ăn cay, không ăn quá no vào buổi tối, không nên uống các đồ bổ dưỡng trước khi đi ngủ
- nên thư giãn cơ thể, thả lỏng cơ thể, tránh làm việc quá khuya. Hãy để tinh thần được tĩnh lặng nằm nhẹ lên giường nghe một bản nhạc không lời và đi vào giấc ngủ.
- Tránh sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
Có thể thấy việc áp dụng một chế độ ăn đủ chất, một lối sống khoa học sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe cũng như cải thiện hiệu quả việc 40 tuổi bị mất ngủ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi bước vào độ tuổi này nhiều người thường gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và có những tư vấn kịp thời.