Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ chính là tình trạng bất thường về thời gian ngủ (mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ…) cũng như chất lượng của giấc ngủ (ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ màng, dậy luôn cảm thấy mệt mỏi…) ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân bệnh rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Cùng với sự phát triển của thời đại thì quỹ thời gian để cho cơ thể nghỉ ngơi cũng dần bị ngắn lại, đồng hồ sinh học của con người cũng đang dần bị đảo lộn. Chính vì vậy mà có khá nhiều bạn trẻ chỉ mới bước vào tuổi 20 đến 30 nhưng luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ vì mất ngủ và thiếu ngủ.
Theo các nghiên cứu đã được công bố thì trong độ tuổi trưởng thành chúng ta sẽ cần dành cho bản thân mỗi ngày từ 7-8 tiếng để ngủ, nhưng thực tế có những bạn chỉ có từ 2-3 tiếng dành cho việc ngủ hoặc có những ngày thức trắng, khiến họ luôn trong trạng thái mệt mỏi và khó có thể tỉnh táo. Hiện có rất nhiều nguyên khiến tình trạng này ngày càng phổ biến ở giới trẻ, nhưng có thể kể tới một số nguyên nhân phổ biến:
Áp lực từ học tập và công việc gây mất ngủ thường xuyên
Đối với lứa tuổi đi học như học sinh cuối cấp, sinh viên thì với áp lực học tập, chuối ngày dài trên giảng đường với lịch học, lịch thi, hạn bài tập lớn hay những khóa học tăng cường kỹ năng, cải thiện ngôn ngữ. Đối với nhóm người đi làm luôn trong trạng thái cố gắng chạy theo deadline công việc, hội họp, học nâng cao chuyên ngành….Chính những điều đó khiến hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng và áp lực dồn nén khiến người trẻ liên tục bị rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
“Nghiện” thiết bị công nghệ – nguyên nhân lớn gây mất ngủ
Ngoài nguyên nhân áp lực công việc, học tập thì việc nghiện công nghệ cũng là một nguyên nhân khiến giới trẻ bị mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Không khó để bắt gặp các bạn trẻ dành tới ⅔ thời gian trong 1 ngày để chăm chăm vào chiếc điện thoại, ipad, máy tính… ngay cả khi đang đi trên đường, công viên, đang di chuyển trên các thiết bị công cộng, sau khi ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ… Thức khuya cùng với việc sử dụng thiết bị thông minh quá nhiều, ánh sáng cũng như sóng điện thoại là một kẻ thù nguy hiểm đối với hệ thần kinh, là nguyên nhân chính gây lên những bệnh về mắt khiến người trẻ dễ bị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ.
Ăn uống thiếu khoa học
Do thời gian hạn hẹp nên có khá nhiều bạn trẻ có thói quen sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ khiến dạ dày không thể tiêu hóa kịp thức ăn cho vào cơ thể dẫn tới các hiện tượng khó tiêu, chướng bụng từ đó cũng gây ra khó ngủ, mất ngủ.
Ngoài ra việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, coca… trong các dịp liên hoan, vui chơi, bữa ăn hàng ngày… cũng khiến cho não bộ hưng phấn và tỉnh táo hơn từ đó khiến cơ thể khó có thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi dẫn tới khó ngủ hay rối loạn giấc ngủ.
Đồng hồ sinh học đảo lộn
Việc làm theo ca, tham gia các hoạt động vui chơi xuyên đêm khiến đồng hồ sinh học đảo lộn dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Việc thức khuya, chơi xuyên đêm khiến ban ngày luôn mệt mỏi và ngủ vặt liên tục, điều này khiến cho đồng hồ sinh học của các bạn bị ảnh hưởng trực tiếp và chuyển sang trạng thái ngủ ngày – thức đêm.
Rối loạn giấc ngủ liên quan đến các bệnh lý
Khi cơ thể mắc bệnh đái tháo đường, trầm cảm, các bệnh về xương khớp gây đau đớn, khó chịu do bệnh tật gây ra có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra tình trạng mất ngủ hoặc việc sử dụng các loại thuốc điều trị mỡ máu… cũng gặp các tác dụng phụ gây nên bệnh mất ngủ
Những nguy hiểm gặp phải khi bị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ?
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập và lao động. Bởi vì giấc ngủ chập chờn sẽ khiến họ mệt mỏi khi thức dậy, dễ cáu gắt, bực bội, đồng thời làm giảm trí nhớ và sự tập trung.
Không chỉ vậy, về lâu dài, những bất thường trong giấc ngủ còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người trẻ tuổi. Cụ thể:
- Gây tăng huyết áp
- Trầm cảm
- Béo phì
- Đái tháo đường
- Ung thư
Cách chữa bệnh mất ngủ giới trẻ hiện nay
Cách chữa rối loạn giấc ngủ ở giới trẻ bằng việc điều chỉnh lối sống
- Hãy điều chỉnh sắp xếp thời gian học tập, làm việc và ngủ nghỉ một cách khoa học, duy trì thường xuyên để tạo ra phản xạ cho bản thân trong việc ngủ và dậy đúng giờ
- Thường xuyên hoạt động và thể dục khiến cơ thể được thư giãn
- Ăn uống đúng giờ, tăng rau xanh, hoa quả… hạn chế các đồ nhanh và thức uống gây nguy hại cho cơ thể.
- Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no hay uống quá nhiều nước
- Hạn chế việc sử dụng điện thoại, máy tính, tivi….trước khi đi ngủ
- Có thể tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ cho cơ thể thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ sâu
- Không sử dụng quá nhiều, lạm dụng các loại thuốc
Sử dụng các phương pháp dân gian cũng là cách chữa bệnh mất ngủ
Các bài thuốc dân gian luôn là phương pháp được nhiều người tin tưởng và lựa chọn để có thể hạn chế tình trạng mất ngủ. Vì nguồn gốc của những bài thuốc này thường được làm từ những nguyên liệu tự nhiên đơn giản, an toàn mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trong cuộc sống hàng ngày và không có tác dụng phụ (như một số loại thuốc Tây).
Các nguyên liệu để có thể chữa chứng mất ngủ như: tâm sen dùng để pha trà; mật ong ấm (sử dụng trước khi đi ngủ); Táo đỏ và kỷ tử long nhãn hãm nước uống trong ngày…..Các nguyên liệu này chủ yếu có tác dụng điều hòa cơ thể khiến chúng ta dễ đi vào giấc ngủ.
Giữ tâm lý thư giãn để hạn chế mất ngủ
Trước khi đi ngủ nên hạn chế các cuộc tranh luận, suy nghĩ quá nhiều về áp lực công việc hay học tập của ban ngày. Sau một ngày làm việc, học tập áp lực bạn có thể nói chuyện, chia sẻ với bạn bè người thân xung quanh để giải tỏa những áp lực của bản thân. Ngoài ra có thể thư giãn bằng cách tham gia các khóa tập dưỡng sinh, thiền, yoga… rất tốt cho giấc ngủ.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Nếu áp dụng các biện pháp quen thuộc thông thường không có tác dụng chúng ta có thể quan tâm tới một số sản phẩm chức năng hỗ trợ lưu thông máu, điều hòa cơ thể, giảm stress…
Đối với các sản phẩm chức năng để có tác dụng phù hợp nhất, chúng ta nên tới các cơ sở y tế có thăm khám cụ thể (nếu trường hợp bệnh nặng) và tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ tùy theo mức độ bệnh của bản thân.
S.T