Trung bình một người lớn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm, nhưng theo thống kê của một cuộc khảo sát có tới 35% người trường thành bị mất ngủ về đêm hoặc ngủ ít hơn thế. Tình trạng mất ngủ đêm khiến cho người bệnh luôn ở trạng thái mệt mỏi, uể oải, khó tập trung làm việc…. Vậy nguyên nhân cũng như triệu chứng mất ngủ về đêm là gì, có cách nào để cải thiện không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mất ngủ ban đêm là bệnh gì?
Mất ngủ đêm là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn hoặc ngủ không sâu giấc sau một đêm ngủ dậy vẫn có cảm giác như chưa hề ngủ, hay bị thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Tình trạng này làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân mất ngủ vào ban đêm
Nguyên nhân mất ngủ vào ban đêm có thể đến từ yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên có thể kế đến một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Tuổi tác: Đây là nguyên nhất mất ngủ vào ban đêm đầu tiên có thể kế đến, thời gian ngủ thường rút ngắn lại khi độ tuổi càng cao do sự lão hóa của hệ thần kinh.
- Thay đổi nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân gây mất ngủ vào ban đêm thường gặp ở chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh. Bởi những giai đoạn này nội tiết tố của chị em thường thay đổi thất thường khiến chị em bị căng thẳng, lo âu, bốc hỏa… dễ bị mất ngủ về đêm ghé thăm.
- Não gặp kích thích quá nhiều: Trước khi đi ngủ nếu sử dụng quá nhiều các yếu tố kích thích như uống nhiều đồ uống có chứa Caffeine, xem quá nhiều tivi hoặc chơi điện tử… cũng khiến cho hệ thần kinh bị căng thẳng gây khó ngủ.
- Không gian ngủ không phù hợp: Không gian ngủ có vai trò rất quan trọng. Không gian ngủ nếu quá ồn, quá bụi, quá bừa bộn… khiến người bệnh không thoải mái cũng có thể gây mất ngủ.
- Ngủ quá nhiều, ngủ mọi lúc: Cơn buồn ngủ sẽ không tới có thể nguyên nhân là do trong ngày người bệnh đã ngủ nhiều khiến cơ thể chưa đủ mệt để đi vào giấc ngủ hoặc người bệnh luôn nằm trên giường thiếp đi một lúc rồi lại tỉnh khiến cơ thể không có nhu cầu ngủ.
- Thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên: đây cũng có thể là một nguyên nhân mất ngủ ban đêm mà bạn cần lưu ý nếu bị khó ngủ về đêm.
- Lệch múi giờ: Lệch múi giờ là một nguyên nhân có thể gây nên khó ngủ tạm thời.
- Bị áp lực căng thẳng kéo dài: Khi bị áp lực trong công việc, cuộc sống, gia đình, xã hội, trong học tập… khiến não bộ luôn phải hoạt động, hệ thần kinh trung ương cũng phóng thích ra hormone như cortisol, adrenalin… để cơ thể có thể kích ứng tốt hơn cũng vì thế luôn trong trạng thái hưng phấn khiến giấc ngủ đêm trở nên khó khăn hơn.
- Nguyên nhân mất ngủ vào ban đêm do bệnh lý: một số bệnh lý như bệnh tiểu đêm, viêm khớp, trào ngược dạ dày – thực quản, các bệnh lý về hô hấp, thiểu năng tuần hoàn máu não, lo âu, trầm cảm… có thể khiến chúng ta bị mất ngủ vào ban đêm.
- Thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chính vì vậy nếu bạn xuất hiện mất ngủ vào ban đêm khi vào đợt dùng thuốc thì người bệnh cần kiểm tra lại xem loại thuốc mà mình đang sử dụng liệu có gây ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm hay không.
Triệu chứng mất ngủ về đêm
Một số triệu chứng mất ngủ về đêm điển hình có thể kể đến như:
- Thường xuyên thức khá khuya mà cơn buồn ngủ vẫn không ghé thăm.
- Cố gắng nằm trên giường nhắm mắt 30 đến 60 phút vẫn không ngủ được.
- Sau khi ngủ dậy luôn thấy người mệt mỏi, đau đầu và toàn thân, tinh thần uể oải.
- Giấc ngủ không trọn vẹn thường thức dậy nhiều lần khi ngủ mà không rõ nguyên nhân, khi thức dậy rất khó để đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ mơ màng nên thường sẽ dậy rất sớm.
- Triệu chứng mất ngủ về đêm ở giai đoạn đầu thường biểu hiện cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp, trầm cảm, hay cáu gắt, mất tập trung nhưng nếu kéo dài không khắc phục khiến tình trạng bệnh trở nên nặng sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo âu, buồn bã, sợ hãi, khủng hoảng tinh thần.
- Theo thống kê nguy cơ bị mất ngủ đêm ở phụ nữ cũng cao hơn so với nam giới đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Lúc này người bệnh sẽ gặp dấu hiệu như bốc hỏa, khó thở, khó chịu khi ngủ…
Điểm danh một số tác hại do mất ngủ đêm gây ra
Mất ngủ để lâu không khắc phục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sắc đẹp cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đối với sức khỏe
- Tăng nguy cơ đột quỵ do mất ngủ khiến cơ thể sản sinh nhiều gốc tự do, các gốc tự do này sẽ tấn công đến cách mạch máu não tạo nên những mảng xơ vữa cùng các huyết khối. Đây chính là các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ.
- Ngoài ra nếu mất ngủ đêm kéo dài liên tục còn khiến tim luôn phải hoạt động không ngừng nghỉ khiến huyết áp tăng cao cũng như các vấn đề về tim mạch có thể xảy ra.
- Khi giấc ngủ không được đảm bảo cơ thể luôn mệt mỏi, khó điều phối cảm xúc người bệnh sẽ xuất hiện các suy nghĩ theo hướng tiêu cực….
Đối với sắc đẹp
- Lão hóa sớm là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất, những người chỉ mất ngủ 1 đến 2 ngày là các vết quầng thâm ở mắt đã xuất hiện một cách rõ ràng. Việc mất ngủ sẽ khiến ảnh hưởng đến nồng độ Collagen trong cơ thể gây nám, tàn nhang, mụn… xuất hiện.
- Mất ngủ còn khiến chị em tăng cân một cách nhanh chóng do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa tốt thức ăn.
Đối với cuộc sống
Mất ngủ đêm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống bởi sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không có sức làm việc, khả năng tập trung kém, phản xạ kém, suy giảm trí nhớ làm giảm hiệu suất làm việc, thường xuyên buồn ngủ ngủ gật rất nguy hiểm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Ngoài ra, bệnh mất ngủ về đêm còn khiến người bệnh mất dần đi các mối quan hệ do khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân, thường xuyên nóng giận, cáu gắt vô cơ….
Trên đây là một số thông tin về chứng bệnh mất ngủ đêm: nguyên nhân, triệu chứng và những ảnh hưởng xấu của nó gây ra với người bệnh. Chính vì vậy, khi bị mất ngủ trong thời gian dài người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và đưa ra hướng điều trị kịp thời nhé. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp xoay quanh vấn đề này đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn.