Hương phụ là dược liệu thường xuyên được sử dụng trong Đông Y, đặc biệt với một số bệnh liên quan đến vấn đề kinh nguyệt thì đây còn được coi là “thần dược”… Nhưng cũng có nhiều trường hợp không nên sử dụng vị thuốc này để tránh gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy cụ thể hương phụ có tác dụng như thế nào? những ai không nên sử dụng?
Hương phụ có tên thường gọi khác là củ gấu, củ cú, sa thảo, tên khoa học là Cyperus rotundus Linn và tên dược liệu là Rhizoma cyperi. Cây phân bổ ở khắp trên thế giới nhưng tập trung và phát triển tốt nhất chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Là loài cây ưa sáng, khả năng chịu nắng và chịu hạn rất tốt.
Đây là cây cỏ sống lâu năm thuộc họ cói, thường cao từ 6 đến 10cm, thân rễ nằm dưới đất phát triển thành củ hình thoi có chiều dài khoảng 2cm – 4cm, đường kính của củ khoảng 0,5cm. Củ có màu nâu hoặc đen, trên đốt có các lông, bên trong có màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ.
Hoa dạng chùm mọc ở đỉnh, bông không đều mỗi bông có trục nhẵn mang 3 đến 20 bông hoa nhỏ, hoa có màu nâu đỏ. Đặc biệt loại hoa này không có đài hoa và tràng hoa, nhị có 3 ô. vòi và nhụy hoa có hình dạng dài như sợi chỉ. Bao phấn hình dải, bầu thượng, 1 ô và 1 noãn. Hoa thường ra từ mùa đông tới mùa hè trong đó rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7.
Cây Hương Phụ bộ phận được sử dụng để làm thuốc là củ. Những củ có kích thước 2*1cm có hình thon dài. Củ của Hương Phụ có một mùi thơm đặc trưng man mát, nếm sẽ thấy có vị hơi đắng. Củ Hương Phụ sẽ được bảo quản tốt nhất ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, không có mối mọt.
Lưu ý: Củ Hương Phụ khi được lấy ra để bào chế thì chỉ nên sử dụng không quá 20 ngày, vì nếu ngoài thời gian này sẽ khiến mất tác dụng của thuốc.
Hương phụ có thể được sử dụng trong các bài thuốc cả ở dạng sống sắc hoặc tán bột, ngâm rượu tùy mục đích sử dụng. Sau khi loại bỏ phần lông ở củ cùng các loại tạp chất thì củ Hương phụ có thể được đem đi thái lát mỏng hoặc nghiền vụn. Có thể điểm qua một số cách bào chế Hương Phụ dược liệu như sau:
Theo y học cổ truyền, Hương Phụ là một loại dược liệu có tính bình, vị cay đắng, ngọt ít. Công dụng làm giảm bực tức, khó chịu, giảm đau, tiêu đờm , ung nhọt độc sưng đau, chướng bụng dưới, ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém và đặc biệt giúp điều hòa kinh nguyệt của chị em…
Hương Phụ với mỗi cách bào chế dược liệu và sao tẩm khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau. Cụ thể:
Với y học cổ truyền Hương Phụ có quá nhiều tác dụng. Vậy trong y học hiện đại Hương Phụ có những tác dụng gì?
Cây Hương Phụ có tác dụng gì đối với tử cung? Các nhà khoa học cho biết các thí nghiệm trên chuột lang, thỏ, chó, mèo với tỉ lệ 5% đều cho thấy Hương Phụ có tác dụng ức chế co bóp tử cung, đồng thời giảm trương lực thành tử cung.
Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên thỏ và chuột trắng bằng đường tiêm phúc mạc với liều lượng 0,03ml/ chuột thì thấy rằng đối với chuột tinh dầu Hương Phụ có tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của pentobarbital còn đối với thỏ thì tinh dầu Hương Phụ có tác dụng tăng cường tác dụng gây mê của scopolamine. Từ thí nghiệm này các nhà khoa học nhận thấy Hương Phụ có tác dụng ức chế quá trình dẫn truyền các xung thần kinh qua synap của tế bào vùng hải mã và bó tháp, còn đối với dẫn truyền qua sợi trục thần kinh thì không hề có tác dụng ức chế.
Ngoài 2 tác dụng chính trên thì Hương phụ còn có 1 số tác dụng khác như: có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống tiêu chảy, tăng khả năng tiết mồ hôi và lợi tiểu, chống oxy hóa, kháng khuẩn…
Một số bài thuốc đông y từ cây Hương Phụ có thể kể đến như:
Hương phụ được biết đến là một loại cỏ dại có sức sống mãnh liệt. Đồng thời trong đông y đây cũng là một vị thuốc có thể nói là “thần dược” trong việc trị các bệnh phụ nữ đặc biệt là các vấn đề về kinh nguyệt. Tuy nhiên với phương pháp chữa trị bằng việc sắc thuốc khiến chị em gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ hiện đại để chiết xuất và cô đặc Hương Phụ dưới dạng cao khô, đồng thời kết hợp với các thành phần khác như mầm đậu nành, đương quy, bạch thược, nhân sâm, đan sâm… với tỉ lệ vừa phải để sản xuất ra sản phẩm có tác dụng Hỗ trợ bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, đau bụng khi hành kinh. Hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu trước thời kỳ kinh nguyệt, cải thiện tình trạng thiếu máu, da xanh.
Để biết thêm về Hương Phụ cũng như lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mình chị em đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên và gọi 18006316 các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn. Đặc biệt cuộc gọi này hoàn toàn miễn phí.
S.T hạ áp ích nhân
Trụ sở: Lô A7/D21 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Bắc: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Nam: 36A Cửu Long, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Chi nhánh Miền Trung: 263 Yên Thế, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu Đô Thị Mới Cầu Giấy - P Dịch Vọng - Q Cầu Giấy - TP Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số 0102070260 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 07/08/2013
THỰC PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH
(Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh (Tùy mức độ và triệu chứng mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm khác nhau)
Trụ sở: Lô A7/D21 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Bắc: Lô A18/D7 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi nhánh miền Nam: 36A Cửu Long, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
Chi nhánh Miền Trung: 263 Yên Thế, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu Đô Thị Mới Cầu Giấy - P Dịch Vọng - Q Cầu Giấy - TP Hà Nội
Giấy phép kinh doanh số 0102070260 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 07/08/2013