Thế nào được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt?
Hội chứng tiền kinh nguyệt còn được biết đến với tên gọi là PMS – Premenstrual Syndrome). Thường thì hội chứng này sẽ xuất hiện khoảng 1 đến 2 tuần trước kỳ kinh.
Theo khoa học, có khoảng 90% phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Với nhiều chị em thì hội chứng này khiến họ bị ảnh hưởng nhiều tới mức khó mà tiếp tục công việc, học tập, sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn… Ngược lại, cũng có nhiều chị em cho biết họ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hội chứng PMS.
Hội chứng tiền kinh nguyệt có những biểu hiện gì?
Các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt rất dễ nhận thấy, nó được chia thành 2 nhóm bao gồm rối loạn về cơ thể và rối loạn về hành vi, cảm xúc.
Rối loạn về hành vi, cảm xúc
- Dễ cáu gắt, giận dữ, các cơn giận dễ bộc phát
- Cảm thấy lo âu, rối loạn, cảm giác phiền muộn
- Trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt
- Hay nhầm lẫn
- Cảm giác bị xa lánh, nhạy cảm
- Dễ bị kích thích, dễ khóc
- Thiếu tập trung, hay quên
- Mất ngủ
- Tăng cường độ ngủ ngày, chợp mắt giấc ngắn
- Thay đổi ham muốn tình dục
Rối loạn về cơ thể
- Đau bụng tiền kinh nguyệt
- Đau nhức toàn thân, đặc biệt vùng thắt lưng và vùng bụng
- Căng tức vùng ngực
- Uể oải, mệt mỏi trước kỳ kinh
- Đau đầu
- Sưng phù tay hoặc chân
- Chướng bụng
- Xuất hiện mụn
- Xuất hiện các triệu chứng về tiêu hóa
- Thay đổi khẩu vị, thèm ăn
- Phù và tăng cân
Theo thống kê, có tới 20 – 40% triệu chứng rối loạn khiến chị em phụ nữ bị hạn chế khả năng tâm thần và sinh lý. Có khoảng 2,3% triệu chứng nặng khiến chị em phụ nữ bị mất khả năng hoạt động thực sự.
Về cơ bản, hội chứng PMS không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu mức độ ảnh hưởng nặng và kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chị em.
Hầu hết các biểu hiện này sẽ chấm dứt ngay khi chị em hết kỳ kinh. Mỗi người lại có mức độ nghiêm trọng nặng hoặc nhẹ khác nhau.
Tuy nhiên, nếu như chị em cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt quá nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, công việc hàng ngày thì nên tới gặp bác sĩ. Dựa vào sức khỏe, cơ địa, yếu tố di truyền (nếu có) bác sĩ sẽ giúp bạn có phương pháp cải thiện tình hình.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt
Cho tới hiện nay, nguyên nhân chính gây nên hội chứng PMS vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học tin rằng có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng tiền kinh nguyệt.
Do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone)
Nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone) thay đổi trước kỳ kinh gây nên các dấu hiệu của hội chứng PMS. Cụ thể, nồng độ progesterone thường cao hơn trước khi có kinh nguyệt và giảm đi nhiều đáng kể sau khi bắt đầu ra máu kinh.
Do các thay đổi serotonin (hóa chất trong não)
Khi lượng serotonin bị thiếu hụt có thể khiến chị em mất ngủ, mệt mỏi, thèm ăn. Đồng thời cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng trầm cảm tiền kinh nguyệt.
Ngoài ra, chế độ ăn uống mất cân bằng, không đủ chất. Đặc biệt là thiếu hụt vitamin, khoáng chất cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em đối mặt với hội chứng tiền kinh nguyệt.
Cũng phải kể thêm rằng, các chất kích thích và đồ uống có cồn khiến cho các triệu chứng của hội chứng PMS trở nên nghiêm trọng hơn.
Những ai có nguy cơ cao mắc hội chứng PMS?
Mặc dù đa số chị em đều phải đối mặt với hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 40 có các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhóm phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
Nhóm phụ nữ đã mang thai, nữ có tiền sử trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác thường ít nhất 1 lần bị chứng tiền kinh nguyệt.
Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ bị hội chứng PMS
- Yếu tố di truyền: có người thân trong gia đình đã từng gặp vấn đề với hội chứng này.
- Có vấn đề về trạng thái tâm thần như: lo lắng, bất an, trầm cảm…
- Không tập thể dục rèn luyện sức khỏe
- Chế độ ăn thiếu vitamin B6, canxi và magiê
- Sử dụng đồ uống có chứa cafein…
Có biện pháp điều trị hoặc cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt không?
Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt diễn ra ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì chị em có thể cải thiện bằng cách cải thiện lối sống hay điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Đối với các trường hợp bị ảnh hưởng đến cuộc sống bởi chứng tiền kinh nguyệt thì bác sĩ có thể cân nhắc tới việc điều trị bằng thuốc.
Dưới đây là một số biện pháp giảm hội chứng PMS mà chị em phụ nữ có thể tham khảo.
- Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày.
- Chú ý đến chế độ ăn.
- Đa dạng hóa thực đơn bằng thực phẩm giàu carbohydrates (bánh mì, mì ống, lúa mạch, gạo nâu, hạt ngũ cốc)
- Bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu canxi (sữa chua, bơ sữa). Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều muối, đường và chất béo… Tránh sử dụng đồ uống có cồn, cafein
- Thay đổi tần suất bữa ăn: thay vì 3 bữa chính/ngày có thể ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Hoặc ăn ít hơn một chút trong 3 bữa ăn chính để bổ sung thêm 3 bữa ăn nhẹ.
- Giữ lượng đường trong máu luôn ổn định
- Tập thể dục thường xuyên
- Thư giãn và giải tỏa căng thẳng
Một số loại thuốc kê đơn thường được dùng để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt như:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen
- Thuốc ngăn ngừa sự rụng trứng
Lưu ý: 1 số chị em thường nghĩ đến sử dụng thuốc nội tiết điều hòa kinh nguyệt để giải quyết hội chứng tiền kinh nguyệt gặp phải. Theo các bác sĩ thì với những loại thuốc này không được tự ý sử dụng. Vì vậy, chị em cần tham vấn của các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc thực phẩm bổ sung nào cũng không được tự ý. Chị em nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây nên hội chứng tiền mãn kinh của mình. Từ đó có hướng khắc phục và kê đơn thuốc nếu cần thiết.
Tự ý sử dụng thuốc, các chất bổ sung chưa được chỉ định có thể dẫn tới các tác hại ngoài ý muốn, rất nguy hiểm.
Trên đây chính là những thông tin hữu ích về hội chứng tiền kinh nguyệt. Với những kiến thức này, chị em phụ nữ sẽ dễ theo dõi sức khỏe của mình trước và trong kỳ kinh nguyệt. Từ đó có điều chỉnh cho phù hợp để trải qua kỳ kinh nhẹ nhàng, giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiền kinh nguyệt.