Một số khái niệm về estrogen chị em cần biết
-
Estrogen là gì?
-
Estrogen thảo dược là gì?
Phân loại estrogen
Có khá nhiều người nghĩ rằng Estrogen là một loại học môn nhưng thực tế đây là 1 nhóm hormone gồm 3 loại đó là:
-
Estrone (E1)
-
Estradiol (E2)
-
Estriol (E3)
Estrogen có vai trò gì – tác dụng của estrogen đối với phụ nữ?
-
Tác dụng đối với chức năng sinh sản của chị em
Tác dụng tới buồng trứng
Giúp nang trứng phát triển. Đồng thời làm tăng nhu động của vòi trứng khi trứng rụng, tạo điều kiện thuận lợi để đưa trứng vào tử cung.
Tác dụng tới tử cung
Chu kỳ kinh nguyệt
Hệ thống tuyến vú
-
Tác dụng của estrogen đối với nhan sắc của phụ nữ
Tác dụng với da
Tác dụng với tóc
Tác dụng với vóc dáng
-
Tác dụng của estrogen đối với sức khỏe của phụ nữ
Tác dụng với não
Estrogen đầy đủ sẽ giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái, minh mẫn, duy trì cả sức khỏe tinh thần và trí tuệ của người phụ nữ.
Tác dụng với xương
Tác dụng với Gan và Tim
-
Tác dụng đối với sinh lý của phụ nữ
Tác dụng đến sự ham muốn
Tiết dịch âm đạo
-
Tác dụng trong việc phân biệt giới tính
Estrogen khiến xương của phụ nữ nhỏ hơn, xương hông và vai trở nên mềm mại hơn, phân bổ mỡ trên cơ thể tạo nên đường cong chữ S, lông mềm và mỏng hơn, giọng nói cao hơn nam giới, tính cách trầm… khác hẳn ở nam giới.
Phụ nữ đầy đủ và cân bằng estrogen | Phụ nữ thiếu hụt hay rối loạn estrogen |
Vóc dáng thon thả | Vòng eo tích nhiều mỡ thừa |
Da dẻ mềm mại và hồng hào | Làn da nám sạm và nhăn nheo |
Tính khí ôn hòa, mềm mỏng | Dễ cáu gắt, bốc hỏa, mất ngủ |
Kinh nguyệt đều | Kinh nguyệt không đều |
Trí nhớ tốt | Giảm trí nhớ |
Bảo vệ tim mạch, ngăn chặn loãng xương | Dễ bị loãng xương, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao |
Môi trường âm đạo luôn luôn ở trạng thái cân bằng, chống nhiễm khuẩn | Thường xuyên gặp tình trạng viêm nhiễm âm đạo (tái phát nhiều lần) |
Duy trì ham muốn và tăng khả năng tình dục | Ít ham muốn tình dục |
Âm đạo luôn không bị khô hạn, đau rát khi quan hệ | Bị khô âm đạo, đau rát khi quan hệ |
Bảng so sánh phụ nữ đầy đủ với phụ nữ thiếu estrogen để thấy được vai trò của hormone này đối với cơ thể
Xem thêm: Suy giảm nội tiết tố nữ sau sinh – nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục
Estrogen thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn của cuộc đời người phụ nữ?
Estrogen là một hormone vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước qua tuổi thanh xuân, dưới sự tác động của thời gian và quá trình sinh nở khiến lượng estrogen bị suy giảm dần, cứ 10 năm thì cơ thể phụ nữ bị giảm 15% và đến khi 50 tuổi chỉ còn 10% so với thời trẻ.
Nội tiết tố nữ estrogen thay đổi theo từng giai đoạn
Estrogen tăng mạnh trong giai đoạn dậy thì giúp hình thành kinh nguyệt, phát triển ngực nở, eo thon, biến 1 bé gái thành 1 thiếu nữ. Tới tuổi thanh xuân thì đạt mức dồi dào nhất, lúc này người phụ nữ trẻ đẹp và sung mãn nhất. Nhưng quá trình sinh nở làm cho lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ xuống thấp đột ngột để nhường chỗ cho hormone prolatin giúp tiết sữa cho em bé. Khi phụ nữ bước qua tuổi 30 hoặc bước vào độ tuổi trung niên thì estrogen suy giảm dần đi, sang giai đoạn tiền mãn kinh (Ngoài 40 tuổi) estrogen dần suy giảm mạnh hơn và tới tuổi mãn kinh thì ngừng sản xuất. Đó cũng chính là lý do vì sao phụ nữ mãn kinh thường bị bốc hỏa, mất ngủ và già đi nhanh chóng.
Những phụ nữ có nguy cơ rối loạn và suy giảm estrogen?
Hiện nay, rối loạn nội tiết tương đối phổ biến ở phụ nữ. Một số chuyên gia cho rằng hầu như phụ nữ ai cũng có một chút rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên những đối tượng sau có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nhiều nhất:
Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen | Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen |
Phụ nữ sau 30 tuổi | Phụ nữ sau sinh |
Phụ nữ cắt buồng trứng, teo buồng trứng | Bé gái có kinh nguyệt thất thường |
Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh |
Đây là những đối tượng phải đối mặt với hàng loạt rắc rối do suy giảm và rối loạn nội tiết gây ra, cần được bổ sung và cân bằng estrogen để có sức khỏe tốt và đời sống tinh thần viên mãn.
Biểu hiện thiếu estrogen – Những rắc rối chị em có thể gặp phải
Khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu estrogen sẽ thể hiện những biểu hiện thiếu estrogen đặc trưng như:
- Da không còn đàn hồi tốt, những vết chân chim bắt đầu xuất hiện, nám, tàn nhang…
- Bên cạnh đó việc phân bổ mỡ trên cơ thể cũng không còn tốt khiến cơ thể sập xệ được biểu hiện như: vòng eo, mông và đùi tích mỡ, ngực chảy xệ.
- Ngoài ra thiếu estrogen còn làm cho chức năng sinh lý suy giảm. Phụ nữ sẽ suy giảm ham muốn hoặc mất ham muốn hoàn toàn. Tình trạng khô âm đạo, đau rát khi quan hệ bởi âm đạo không tiết đủ chất nhờn khiến cuộc yêu trở thành địa ngục. Viêm nhiễm âm đạo thường xuyên xảy ra khiến cô bé có mùi và chị em không tự tin “xông pha” cùng chồng.
- Việc thiếu hụt estrogen không những tác động đến nhan sắc và sinh lý mà còn tác động đến cả sức khỏe của chị em. Tình trạng ròn xương, mất xương xảy ra. Các nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… tăng lên. Chị em khó kiềm chế được cảm xúc hay cáu gắt, những cơn bốc hỏa thường xuyên khiến chị em mệt mỏi.
Nguyên nhân thiếu estrogen ở phụ nữ
Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến buồng trứng (như cắt tử cung và phần phụ hoàn toàn)
- Tập thể dục quá mức
- Bệnh lý tuyến giáp
- Rối loạn chức năng tuyến yên
- Chán ăn hoặc chứng cuồng ăn (hoặc rối loạn ăn uống khác)
- Suy dinh dưỡng (khiến phụ nữ bị thiếu cân trầm trọng)
- Hội chứng Turner.
- Khiếm khuyết di truyền (gây ra các điều kiện như suy buồng trứng sớm)
- Rối loạn tự miễn
- Bệnh thận mạn
- Tiền mãn kinh (ở phụ nữ trên 40 tuổi sắp mãn kinh)
- Tác dụng phụ của thuốc hoá trị
Triệu chứng – Dấu hiệu estrogen suy giảm
Khi cơ thể suy giảm nội tiết tố nữ estrogen sẽ gây ảnh hưởng đến toàn diện nhan sắc, sức khỏe, đời sống sinh lý của người phụ nữ:
- Làm da kém săn chắc, giảm đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn, nám, tàn nhang,… Da khô nhăn, đen sạm.
- Mỡ thừa tích trữ tại hông và đùi, tăng cân không rõ nguyên nhân, vóc dáng sồ sề,…
- Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, giảm khả năng thụ thai, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
- Khô âm đạo, giảm tiết chất nhầy, ham muốn tình dục giảm sút,khó đạt tới cực khoái, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Tâm trạng thất thường, dễ thay đổi, hay cáu gắt, lo âu.
- Đặc biệt, suy giảm nội tiết tố nữ estrogen suy giảm nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh gây ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe: loãng xương, xẹp đốt sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư vú,…
Thời điểm vàng bổ sung estrogen – Cách tăng estrogen
Phụ nữ khi bước qua tuổi 30 chức năng của buồng trứng bắt đầu suy giảm gây thiếu hụt estrogen, tuy lượng thiếu hụt này không nhiều và biểu hiện không rõ ràng nhưng có thể nói đây là thời điểm vàng để bổ sung nội tiết tố nữ nếu chị em muốn mình mãi mãi trẻ đẹp, khỏe mạnh và đầy hấp dẫn.
Theo báo sức khỏe đời sống đưa tin “Khoa học đã chứng minh nếu bổ sung tại thời điểm này và duy trì đều đặn chị em có thể sẽ kéo dài được tuổi xuân của mình thêm ít nhất 10 năm nữa”
Ăn gì để bổ sung estrogen – Cách tăng estrogen từ thực phẩm?
Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm chứa estrogen thảo dược, giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ:
- Mầm đậu nành: là thực phẩm dẫn đầu với hàm lượng estrogen thảo dược dồi dào nhất: Cứ 100g đậu nành có tới 103.920 mcg phytoestrogen (estrogen thảo dược) ở dạng hoạt chất isoflavone, rất an toàn cho cơ thể do có thể tự đào thải khi dư thừa.
- Hạt lanh: trong 100g hạt lanh có 379.380 mcg estrogen thảo dược dạng lignan. So với isoflavon trong đậu nành, thì lignan khó hấp thụ hơn nên ít được ứng dụng hơn.
- Mận khô: 100g mận khô chứa 183.5 mcg phytoestrogen
- Quả đào: 100g đào chứa 64.5 mcg phytoestrogen
- Dâu tây: 100g dâu tây có 51,6 mcg phytoestrogen
- Quả mâm xôi (dâu rừng): trong 100g quả mâm xôi chứa 47.6mcg phytoestrogen
- Dưa hấu: trong 100g dưa hấu chứa 2/9 mcg phytoestrogen…
Bổ sung nội tiết tố nữ estrogen: HIỂU ĐÚNG và DÙNG ĐÚNG
Với những phụ nữ bị thiếu hụt estrogen thì việc bổ sung hàm lượng estrogen vào cơ thể là việc cần được quan tâm hàng đầu giúp phụ nữ có sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý tốt, đời sống vợ chồng cũng như hạnh phúc gia đình được trọn vẹn.
Đối với trường hợp phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố nữ estrogen thì cần tìm những biện pháp giúp cân bằng estrogen cho cơ thể. Hiện nay có 2 phương pháp bổ sung nội tiết tố nữ.
-
Dùng estrogen hóa tổng hợp hay thuốc bổ sung estrogen ( HRT – liệu pháp hormone thay thế )
-
Dùng estrogen thảo dược
Đây là liệu pháp bổ sung estrogen từ thực vật. Liệu pháp này hiệu quả chậm hơn, nhưng lại rất an toàn. vì có thể tự đào thải ra ngoài nếu dư thừa, nên hoàn toàn thể tự sử dụng mà không cần đến chỉ định của y bác sĩ.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra, estrogen thảo dược dồi dào và dễ hấp thu nhất là từ hạt đậu nành khi nảy mầm. Trong mầm đậu nành chứa 1 loại hoạt chất gọi là isoflavone, có cấu trúc phân tử gần giống với estrogen, có khả năng bù đắp sự thiếu hụt của cơ thể.
Mầm đậu nành có khá nhiều chế phẩm khác nhau như giá đậu nành (mầm đậu nành tươi), bột mầm đậu nành, sữa mầm đậu nành, v.v. Tuy nhiên các chế phẩm này chủ yếu là dạng bào chế thô sơ nên hàm lượng hoạt chất không cao và khó hấp thu vào cơ thể, cơ bản chỉ nên coi như 1 liệu pháp dinh dưỡng chứ khó có thể giúp khắc phục sự thiếu hụt/rối loạn nội tiết tố nữ. Vì thế, các nhà khoa học đã tìm cách chiết xuất và cô đặc ra tinh chất mầm đậu nành với hàm lượng hoạt chất cao, dễ thấp thu hơn nhiều, nhờ đó đem đến hiệu quả cải thiện nội tiết tố nữ tối ưu.
Một số biện pháp hỗ trợ
Ngoài việc bổ sung estrogen cho cơ thể từ nguồn thực phẩm hoặc sản phẩm chứa estrogen thảo dược, chị em cũng nên kết hợp với 1 số biện pháp hỗ trợ sau:
- Duy trì cân nặng tốt.
- Không nên tập thể dục quá mức.
- Tránh chế độ ăn kiêng giữ dáng quá mức. Bởi khi lượng chất béo nếu thấp hơn 22% thì estrogen sẽ không được buồng trứng tiết ra nữa.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
- Không sau 10h tối hôm trước và thức dậy trước 5h sáng hôm sau.
Hiểu được tác dụng của estrogen sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc thay đổi thói quen, lối sống giúp bổ sung và cân bằng loại hormone này hiệu quả. Nhờ đó sức khỏe cũng như đời sống tinh thần được cải thiện. Nếu có những thắc mắc cần tư vấn hãy gọi cho chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn nhé.
S.T