Chậm kinh là như thế nào?
Chậm kinh chính là một trong những biểu hiện thường thấy của rối loạn kinh nguyệt. Chậm kinh không phải là một hiện tượng hiếm gặp, có thể nói chị em nào cũng sẽ phải gặp ít nhất một lần trong đời.
Kinh nguyệt thường được bắt đầu khi chị em từ 8 đến 16 tuổi và kết thúc khi chị em khoảng 45 đến 55 tuổi. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em rơi vào khoảng 28 đến 32 ngày. Nếu tính từ ngày hành kinh của chị em mà quá 35 ngày chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt trở lại thì được coi là chậm kinh. Mặt khác, nếu chị em thấy 3 tháng liên tiếp không xuất hiện kinh nguyệt thì sẽ được kết luận là bị vô kinh.
Nguyên nhân chậm kinh
Chậm kinh không hiếm gặp ở chị em nhưng để hiểu rõ nguyên nhân gây ra thì không phải ai cũng biết. Theo các chuyên gia chậm kinh có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em như:
Dấu hiệu mang thai
Theo lẽ thông thường, trong 1 chu kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc tử cung sẽ dần phát triển và dày lên để chuẩn bị cho trứng sau khi được thụ tinh vào làm tổ. Nếu trứng và thụ tinh không gặp nhau thì quá trình thụ thai sẽ không bắt đầu, lúc này tổ không cần thì cơ thể sẽ ra tin hiệu để tự loại bỏ đi lớp niêm mạc này gây hiện tượng chảy máu và được gọi là máu kinh và chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Chính vì vậy, nếu chị em phụ nữ vẫn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đều đặn tức là không mang thai.
Ngược lại, nếu trứng và tinh trùng gặp được nhau xảy ra quá trình thụ tinh sau đó sẽ di chuyển vào làm tổ khiến quá trình loại bỏ lớp niêm mạc tử cung này không xảy ra. Chính vì vậy mà trong suốt quá trình mang thai chị em không xuất hiện kinh nguyệt nữa.
Vậy nên với những phụ nữ đã lập gia đình hoặc chưa lập gia đình nhưng đã có quan hệ tình dục thì khi bị chậm kinh 7 ngày, chậm kinh 10 ngày… sẽ hay nghĩ nguyên nhân là vì có thai.
Có thai là một trong những nguyên nhân chính khiến chị em bị trễ kinh. Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân chậm kinh của bạn có chính xác là do mang thai hay không thì chị em có thể sử dụng que thử thai hoặc đi xét nghiệm HCG ở các cơ sở y tế.
Thay đổi cân nặng một cách đột ngột
Việc tăng hoặc giảm cân một cách đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, đồng thời ảnh hưởng đến việc tiết ra hormone nội tiết tố nữ – một hormone có vai trò quyết định đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em nên sẽ khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt trong đó có chậm kinh.
Lý giải nguyên nhân việc tăng giảm cân một cách đột ngột lại ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến chậm kinh của chị em các chuyên gia cho rằng việc tăng giảm cân là do chị em kiểm soát được lượng chất béo và calo dung nạp vào cơ thể. Việc giảm lượng chất béo và calo gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ cũng như vùng dưới đồi khiến estrogen được tiết ra ít hơn. Ngược lại việc tăng cân lại khiến estrogen được tiết ra nhiều hơn. Cả hai trường hợp này đều khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nội tiết tố nữ là nguyên nhân gây nên rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Tùy vào mức độ rối loạn mà bạn chu kỳ kinh của bạn có thể đến muộn hoặc ngừng hoàn toàn. Nếu tình trạng này bị để lâu dài và không được khắc phục sẽ làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới.
Tinh thần căng thẳng
Trong cuộc sống những vấn đề liên quan đến gia đình, bạn bè, công việc… đều khiến chị em dễ bị căng thẳng gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng dưới đồi là vị trí liên quan đến quá trình tạo estrogen trong kỳ kinh nguyệt gây rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khiến chu kỳ kinh có thể ngắn hơn, dài hơn thậm chí là mất kinh.
Do vận động quá sức
Tập thể dục thể thao luôn là điều cần làm vì nó tốt cho sức khỏe, điều hòa khí huyết giúp lưu thông máu, làm săn chắc các cơ giúp chị em có một thân hình đẹp nhưng không nên quá lạm dụng biện pháp này. Việc bạn tập luyện các môn thể dục với cường độ cao và quá sức có thể khiến cơ thể tiết ra không đủ estrogen gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt trong đó có dấu hiệu chậm kinh.
Đây cũng chính là lý do tại sao các vận động viên nữ các môn thể thao như marathone, thể dục dụng cụ, thể hình, vũ công ba lê, bóng đá, cầu mây, nhảy cao, nhảy xa…. thường bị chậm kinh hoặc mất kinh.
Chế độ ăn uống, luyện tập thiếu lành mạnh
Chế độ ăn uống tập luyện của chị em cũng khiến tình trạng chậm kinh diễn ra. Cụ thể, việc kiêm khem quá mức hay ăn uống không điều độ có lúc quá no hoặc quá đói, ăn nhiều chất đạm nhưng lại thiếu vitamin, tiêu thụ đồ uống có chứa cồn hoặc cafein, làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra việc sử dụng thuốc lá khiến chất nicotine có thể tác động xấu đến các cơ quan vùng chậu gây cản trở việc cung cấp oxy đến khu vực này sẽ khiến ảnh hưởng đến lớp niêm mạc tử cung, ống dẫn chứng, gây giảm chất lượng trứng và sự hoạt động của buồng trứng nên cũng dẫn đến chậm kinh ở chị em.
Nguyên nhân chậm kinh do cho con bú
Việc cho con bú sẽ khiến cơ thể ra tín hiệu cho hormone estrogen nhường chỗ cho hormone tiết sữa prolactin gây mất cân bằng nội tiết dẫn đến chậm kinh.
Bên cạnh đó việc thay đổi đột ngột giờ giấc sinh hoạt, thức khuya, ngủ không đủ giấc… cũng là yếu tố gia tăng tình trạng bị chậm kinh ở phụ nữ.
Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai và thuốc
Các phương thức tránh thai hiện nay như uống thuốc tránh thai, cấy que tránh thai, cấy phim tránh thai… đều là các biện pháp tác động vào hormone giúp ngăn rụng trứng. Chính vì vậy sẽ gây mất cân bằng nội tiết ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
Ngoài ra một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống dị ứng, thuốc chống loạn thần, thuốc chống hóa trị… cũng chứa thành phần gây chậm kinh.
Dấu hiệu quả mãn kinh sớm
Thông thường độ tuổi mãn kinh của phụ nữ rơi vào khoảng 50 tuổi nhưng một số chị em vì lý do nào đó sẽ bị mãn kinh sớm. Trước khi bước sang độ tuổi mãn kinh có một giai đoạn mà chị em phụ nữ nhất định sẽ phải trải qua là tiền mãn kinh, đây là giai đoạn lượng estrogen suy giảm mạnh gây rối loạn kinh nguyệt trong đó có chậm kinh.
Các bệnh phụ khoa của nữ giới
Nếu bạn bị chậm kinh mà khi thử que vẫn chỉ thấy một vạch thì bạn có thể xem xét đi khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm một số bệnh phụ khoa. Bởi một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa đều là nguyên do khiến chị em bị chậm kinh.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản khi cơ thể bị thiếu hụt hormone nữ trong khi hormone sinh dục nam lại tăng cao gây mất cân bằng. Kinh nguyệt bất thường hay thậm chí không có cũng là một đặc điểm chung của tình trạng này.
Nguyên nhân chậm kinh do rối loạn nội tiết
Nội tiết chị phối gần như mọi hoạt động của cơ thể chị em trong đó có cả chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cơ thể chị em có hàm lượng hormone nội tiết tố nữ ở mức cân bằng thì sẽ có kinh nguyệt đều đặn. Vậy nên bất cứ một bất thường nào với buồng trứng, tuyến yên và vùng dưới đồi khiến các bộ phận này hoạt động sai lệch đều dẫn đến mất cân bằng nội tiết gây rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân chậm kinh do vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp chính là một bộ phận giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra một cách cân bằng và đúng theo nhịp. Một vấn đề bất thường tại tuyến giáp như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) đều có khả năng gây ra những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt của bạn.
Cần làm gì khi bị chậm kinh?
Nếu bạn đã dùng que thử thai để kiểm tra và loại bỏ được nguyên nhân chậm kinh do có thai thì bạn nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế lớn để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám xác định chính xác nguyên nhân cũng như đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Bên cạnh đó chị em nên thực hiện một số biện pháp sau để thức đẩy quá trình điều trị được nhanh hơn.
- Các bạn nữ nếu đang cần lấy lại vóc dáng thì tráng giảm cân một cách đột ngột.
- Hạn chế sự căng thẳng bằng việc luyện tập lối sống lạc quan, vui vẻ, thanh thản với những suy nghĩ tích cực. Một khi bộ não của bạn nhận ra rằng sự căng thẳng đã giảm bớt đi và kết thúc, thì các chức năng cơ thể mới dần trở lại một cách bình thường.
- Nên tập luyện hoặc vận động điều độ, vừa sức.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với lượng vừa đủ, sao cho lượng calo tiêu thụ hàng ngày phù hợp với lượng calo mất đi.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại như: thức uống có cồn, thức uống chứa caffeine, thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo hay thực phẩm ngọt chứa nhiều đường.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng, tạo thói quen ngủ trước 10 giờ đêm hôm trước và dậy sau 5 giờ sáng hôm sau bởi hormone estrogen sẽ tiết ra mạnh từ 10h tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, không thay đổi lịch sinh hoạt đột ngột khiến hoạt động sinh lý của cơ thể không ổn định.
- Rửa và vệ sinh cô bé sạch sẽ, không nên thụt rửa sâu, dùng dung dịch cân bằng PH đê tránh làm mất cân bằng PH ở cô bé và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại thâm nhập vào cô bé gây viêm nhiễm vùng kín.
- Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ cho cơ thể.
Bị chậm kinh nên uống gì?
Chậm kinh nếu đến từ nguyên nhân sinh lý như: thức khuya, căng thẳng kéo dài, tăng hoặc giảm cân một cách đột ngột, có chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học… thì có thể cải thiện bằng một số đồ uống như:
Uống đủ nước mỗi ngày
Lượng nước trung bình cơ thể cần mỗi ngày khoảng 1,5 đến 2 lít. Bạn có thể bổ sung bằng nước lọc, nước anh hoặc nước hoa quả đều được.
Nghệ
Thành phần Curcumin có trong nghệ có tác dụng ức chế tổng hợp Prostaglandin &ndash – chất làm giảm lượng máu trong tử cung. Nhờ vậy có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng chậm kinh.
Chị em có thể bổ sung dễ dàng bằng bột nghệ sữa chua, sinh tố tinh bột nghệ cốt dừa, bột nghệ pha mật ong, sinh tố tinh bột nghệ với xoài…
Sữa đậu nành
Đậu nành ngoài chứa vitamin A, C, B6, những khoáng chất như canxi, photpho, magie, kali, natri, sắt thì còn chứa estrogen thực vật cao đặc biệt là trong giai đoạn hạt đậu nảy mầm giúp bổ sung và cân bằng nội tiết hiệu quả giúp chị em sớm lấy lại chu kỳ đều đặn.
Những đồ uống làm từ rau, củ, quả
– Rau mùi tây: Các Vitamin như A, C, K trong rau mùi tây giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, cải thiện tình trạng chậm kinh hiệu quả.
– Rau diếp cá: Cũng như rau mùi tây, Trong rau diếp cá cũng chứa vitamin A, C, E… ngoài ra còn có chứa nhiều khoáng chất như magie, canxi, sắt khiến cho chu kỳ kinh nguyệt được bình thường trở lại.
– Carot: vitamin A, C, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B12, Axit béo Omega-6, Canxi, Sắt, Kali, Photpho trong cà rốt giúp bổ máu cải thiện chậm kinh.
– Lô hội: Lô hội chứa rất nhiều lần Vitamin A, C, E, những khoáng chất như Phosphorus giúp cân bằng và điều hòa những nội tiết tố trong cơ thể điều trị chậm kinh rất tốt.
– Củ cải: Củ cải có rất nhiều Canxi, Sắt, Chất xơ, Vitamin như C, B1, B2 … nên chị em bị chậm kinh cũng nên uống.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.