Nội tiết tố nữ có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?
Tham gia vào quá trình thụ thai
– Estrogen có nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của cơ quan sinh dục ở phụ nữ và những đặc trưng như: ngực nở, eo thon, vai nhỏ, tính cách nhẹ nhàng… giúp cho noãn trứng phát triển tốt tăng khả năng thụ thai.
– Progesterone phối hợp với estrogen tạo nên chu kỳ kinh nguyệt. Làm nhiệt độ cơ thể tăng cao khi rụng trứng và ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng, tạo nút nhầy cổ tử cung không cho vi khuẩn xâm nhập…
Mất cân bằng nội tiết ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thụ thai
– Gây thay đổi môi trường PH của âm đạo gây khó khăn cho việc tinh trùng thâm nhập vào âm đạo, tinh trùng có thể bị tiêu diệt ngay ở cửa âm đạo. Việc tinh trùng không có cơ hội gặp được trứng để thụ tinh là nguyên nhân dẫn đến việc khó có thai.
– Gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt (chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn), rong kinh. Điều này dẫn đến việc tính toán thời gian rụng trứng không chính xác, quan hệ không gần thời kỳ rụng trứng sẽ không thể có thai được.
– Làm cho noãn trứng kém phát triển, khó thụ thai.
– Khiến lớp nội mạc tử cung mỏng đi. Nếu thừa estrogen nhưng thiếu progesterone sẽ làm cho niêm mạc tử cung bớt “màu mỡ” không đảm bảo để có thể giữ phôi thai làm tổ và bám chặt khiến việc giữ thai trở nên khó khăn hơn. Đây chính là nguyên nhân làm cho nhiều phụ nữ bị xảy thai nhiều lần.
⇒ Từ những phân tích trên có thể kết luận “nội tiết tố nữ có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai”.
Cân bằng nội tiết để tăng khả năng thụ thai
– Các trường hợp thụ thai nhân tạo/ống nghiệm: Buộc phải dùng estrogen hóa tổng hợp và dùng theo chỉ định của bác sĩ.
– Các trường hợp thụ thai tự nhiên: Trước khi có ý định có thai 6 tháng nên sử dụng estrogen thảo dược để giúp cho noãn trứng phát triển tốt và tăng khả năng thụ thai. Nhiều phụ nữ sau một thời gian bổ sung thì lại tự thụ thai được tự nhiên. Nếu sử dụng kéo dài vẫn chưa thấy hiệu quả thì nên đi khám để xét nghiệm xem ngoài nội tiết thì còn gặp vấn đề gì khác ko để đc điều trị kịp thời
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, estrogen thảo dược có nhiều trong thực phẩm nhưng dễ hấp thu và phù hợp với cơ địa của người Việt Nam nhất đó là estrogen có trong mầm đậu nành. Trong đậu nành, có chứa hoạt chất isoflavone có cấu trúc phân tử gần giống với estrogen nội sinh trong cơ thể, nên có thể dễ dàng hấp thu và bù đắp lượng thiếu hụt, nhờ đó giúp tăng estrogen của cơ thể.
Đó cũng là lý do khiến nhiều phụ nữ có xu hướng bổ sung đậu nành trong chế độ ăn uống hàng ngày như ăn đậu phụ, uống sữa đậu nành, v.v. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng isoflavone này trong đậu nành sẽ cao nhất ở giai đoạn nảy mầm (Còn gọi là mầm đậu nành hay giá đậu nành). Bên cạnh đó, không phải dạng bào chế nào của mầm đậu nành cũng đem lại hiệu quả giúp tăng cường nội tiết ở phụ nữ. Trong mầm đậu nành tươi (giá đậu nành) hay sữa mầm đậu nành, bột mầm đậu nành… hàm lượng hoạt chất khá thấp vì đây là dạng bào chế thô, chưa loại bỏ chất nhầy, chất xơ… điều đó cũng lý giải vì sao khi sử dụng các loại thực phẩm này, nhiều phụ nữ cảm thấy rất khó hấp thu, nhiều người phản ánh bị đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài…
Với mục đích thu được hàm lượng hoạt chất isoflavone cao để sử dụng trong sản xuất dược phẩm, hiện nay các nhà sản xuất đã tìm cách chiết xuất, cô đặc mầm đậu nành dưới dạng tinh chất mầm đậu nành. Tinh chất mầm đậu nành có cơ chế dễ hấp thu nên hiệu quả tăng cường nội tiết cao hơn.
Chế phẩm từ đậu nành | Hàm lượng isoflavone có trong 100mg |
Mầm đậu nành | 789.6 mcg |
Hạt đậu nành tươi | 103.9 mcg |
Hạt đậu nành rang khô | 68.7 mcg |
Đậu phụ | 27.2 mcg |
Sữa chua đậu nành | 10.3 mcg |
Bột đậu nành | 8.8 mcg |
Sữa đậu nành | 2.9 mcg |
Bảng so sánh hàm lượng isoflavone có trong các chế phẩm từ đậu nành
Để khắc phục tình trạng suy giảm nội tiết ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, chị em nên lựa chọn những thương hiệu uy tín đã có lịch sử lâu năm trên thị trường
S.T hạ áp ích nhân