1. Cơ chế hình thành kinh nguyệt
Hàng tháng, ở trong buồng trứng có nhiều nang noãn phát triển, đó là những túi nước nhỏ bên trong có chứa 1 noãn chưa trưởng thành, cuối cùng sẽ có 1 nang noãn phát triển to nhất với 1 noãn đã trưởng thành bên trong. Đồng thời lúc này hormone được bài tiết chủ yếu là estrogen giúp hình thành nên lớp nội mạc tử cung chuẩn bị cho trứng làm tổ nếu noãn được thụ tinh.
Khi nang noãn vỡ ra sẽ giải phóng noãn bên trong, sau đó rơi vào loa vòi trứng rồi di chuyển vào tử cung. Khi đó nếu noãn gặp tinh trùng sẽ thụ tinh và di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển trở thành thai. Nếu noãn không gặp được tinh trùng thì sẽ không thụ tinh và hình thành hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.
2. Nguyên nhân gây mất kinh
- Có thai: Việc trứng đã kết hợp với tinh trùng và đi vào làm tổ tạo thành thai nhi nên không còn hiện tượng rụng trứng vì vậy không thể hình thành kinh nguyệt.
Có thai là 1 nguyên nhân hàng đầu trong việc gây mất kinh ở phụ nữ
- Dùng thuốc tránh thai: đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng chậm kinh. Thường phương pháp dùng thuốc tránh thai để làm chậm kinh thay đổi chu kỳ kinh nguyệt còn được 1 số các bạn trẻ sử dụng . Với việc chậm kinh do tác động của thuốc tránh thai thì bạn có thể ngừng sẻ dụng thuốc từ 3 đến 6 tháng thì hiện tượng phóng noãn và hành kinh sẽ lại xảy ra.
Thuốc tránh thai cũng là 1 nguyên nhân gây nên hiện tượng mất kinh
- Cho con bú: Việc cho con bú cũng ảnh hưởng tới việc hình thành cho kỳ kinh nguyệt do hormone estrogen nhường chỗ cho hormone tạo sữa.
- Stress: Những ảnh hưởng về tâm lý gây ảnh hưởng tạm thời tới tuyến dưới đồi, việc này có thể làm mất quá trình phóng noãn gây nên hiện tượng mất kinh. Chính vì vậy cần giảm sự căng thẳng đi thì sẽ có kinh trở lại.
- Dùng thuốc: Một số thuốc có thể tác động động đến việc hình thành chu kỳ kinh nguyệt. Có thể kể đến 1 số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc corticoid, thuốc rối loạn tâm trí, các thuốc chống trầm cảm…
- Bệnh: có một số bệnh mãn tính cũng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy chỉ cần trị khỏi bệnh là chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại.
- Mất cân bằng hormone: Việc mất cân bằng giữa các loại hormone trong cơ thể có thể nói là 1 nguyên nhân lớn dẫn đến hiện tượng mất kinh. Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không còn là chi kỳ lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vẫn diễn ra, vì tuyến yên không hình thành được hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này thường đi kèm với hiện tượng béo phì, vô kinh và việc chảy máu tử cung bất thường.
- Suy dinh dưỡng: người quá gầy hay những người thực hiện chế độ ăn kiêng khem như kiêng hoàn toàn mỡ để giữ dáng là 1 trong những người có nguy cơ bị mất kinh, bởi những người quá gầy hoặc người trong thành phần của bữa ăn hàng ngày không có chất béo thì hệ thần kinh thường gửi tới 1 thông điệp tới tuyến yên yêu cầu không sản sinh nội tiết tố nữ estrogen nữa. Chính việc ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn làm hiện tượng mất kinh xuất hiện.
- Vận động quá nhiều: rất nhiều người khi biết đến thông tin này đều tỏ ra bất ngờ vì không nghĩ việc vận động quá nhiều sẽ làm mất kinh nhưng thực tế đây đúng là 1 nguyên nhân. Bởi hormone leptin báo cáo cho noãn biế tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỉ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Chính vì vậy những phụ nữ vận động quá nhiều như những vận động viên thể dục thể thao thì nên có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp để tránh bị ảnh hưởng quá nhiều.
3. Cách phòng tránh mất kinh
Với những nguyên nhân vừa kể trên thì chúng ta cũng dễ dàng nghĩ ra cách phòng tránh mất kinh. Nhưng bên cạnh những biện pháp vừa kể trên thì chị em có thể áp dụng thêm cách bổ sung estrogen cho cơ thể để cơ thể luôn lấy lại được sự cần bằng hormone giúp việc mất kinh không bao giờ xảy ra.
Nguồn: http://baoxuan.vn/