Chu kỳ kinh nguyệt không đều là như thế nào?
Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết. Tùy mỗi người mà số ngày kinh nguyệt có thể kéo dài từ 3-5 ngày, lượng máu mất đi từ 60-80ml, chu kỳ trung bình từ 28-35 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau, … gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thần sắc, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy, việc chu kỳ kinh nguyệt không đều cần được sớm phát hiện, tìm rõ nguyên nhân và kịp thời chữa trị để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Những biểu hiện thường thấy có thể kể đến như:
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều qua bất thường về chu kỳ
- Kinh thưa: Vòng kinh trên 35 ngày.
- Kinh mau: Vòng kinh dưới 22 ngày.
- Vô kinh: Không có kinh 6 tháng trở lên.
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều qua bất thường về máu kinh
- Cường kinh (băng kinh): lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
- Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh ít hơn 20m mỗi kỳ.
- Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.
Triệu chứng kinh nguyệt không đều qua bất thường về những triệu chứng khi đến kỳ kinh
- Thống kinh: đau bụng dưới khi hành kinh kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động,…
Điều hòa kinh nguyệt là gì?
Điều hòa kinh nguyệt là những tác động, biện pháp giúp kinh nguyệt không ổn định trở về trạng thái bình thường. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà các biện pháp can thiệp để điều hòa kinh nguyệt cũng khác nhau. Cụ thể như sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hay sử dụng những biện pháp tự nhiên bổ sung nội tiết tố nữ từ estrogen thảo dược…
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Mất cân bằng hormone
Mất cân bằng hormone thường gặp ở phụ nữ dậy thì và tiền mãn kinh. 2 loại hormone estrogen và progesterone giúp điều hòa sự tích tụ của lớp niêm mạc tử cung. Khi cơ thể có sự mất cân bằng, sự dư thừa các kích thích tố này đều có thể gây chảy máu nghiêm trọng.
Thuốc
Một số loại thuốc điều hòa hormone, thuốc chống viêm, chống đông máu cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều.
Một số tác dụng phụ của các dụng cụ ngừa thai cũng khiến kinh nguyệt không đều.
Mắc 1 số bệnh
Có thể kể đến bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng, u xơ tử cung.
Ngoài ra việc cơ thể thường xuyên bị stress, suy dinh dưỡng, tuyến giáp hoạt động kém, vận động quá nhiều, đa nang buồng trứng, có thai ngoài tử cung cũng là nguyên nhân kinh nguyệt không đều.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều
Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thông thường có thể được chấm dứt nhờ áp dụng những biện pháp sau đây:
Uống thuốc – Uống thuốc gì để kinh nguyệt đều?
Thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt thường được các bác sĩ kê đơn, một số loại phổ biến đó là:
- Thuốc chứa metformin.
- Thuốc nội tiết tố nữ kết hợp estrogen cùng với progesterone
Thuốc nội tiết có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ từ đó giúp chị em cải thiện các vấn đề rối loạn kinh nguyệt do thiếu hụt nội tiết tạo nên. Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có tác dụng phụ mà chị em cần lưu ý khi sử dụng:
- Thuốc nội tiết cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng vì khi quá liều sẽ dẫn tới những nguy hại khôn lường đối với sức khỏe như rối loạn nội tiết tố, teo buồng trứng, rong kinh, thậm chí vô sinh.
- Thuốc nội tiết không nên sử dụng cho những trường hợp bệnh gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch,… hay phụ nữ nghi ngờ mang thai, đang cho con bú,…
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập và làm việc điều độ là cách điều trị kinh nguyệt không đều mà nhiều chị em bỏ qua.
- Áp dụng chế độ ăn khoa học: bổ sung nhiều trái cây, rau quả để cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, đồng thời hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Thường xuyên vận động: đi bộ, tập yoga,…
- Giữ tinh thần lạc quan, giảm áp lực, mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, trong gian đoạn kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ.
Điều trị bằng bài thuốc dân gian
Cây ích mẫu
Tác dụng: Cây ích mẫu có tính ấm, vị cay, được coi là vị thuốc có tác dụng quan trọng trong việc chữa trị ứ huyết giúp hoạt huyết, điều kinh và lợi thủy.
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: 50gr cây ích mẫu, 50gr đường đỏ, 30gr gừng tươi, 20gr táo đỏ.
- Cách làm: Cho các nguyên liệu vào nồi, nấu cùng 1,5 lít nước. Đun lửa nhỏ tới khi còn 250ml. Chia thành 3 phần, uống đều trong ngày.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: 10gr lá lưỡi vàng và lá bá trắc, 4gr cao ích mẫu.
- Cách làm: Đem sao vàng lá lưỡi vàng và lá bá trắc rồi sắc lấy nước, sau đó pha phần thuốc sắc với cao ích mẫu.
Uống liên tục trong mười ngày giữa kỳ kinh để giảm các cơn đau bụng kinh và làm cho kinh nguyệt đều đặn hơn.
Ngải cứu
Tác dụng: Ngải cứu (hay còn gọi là ngải điệp) là 1 vị thuốc nam giúp điều hòa kinh nguyệt được nhiều chị em áp dụng thành công.
Bài thuốc 1: Ngải cứu điều hòa kinh nguyệt
- Lấy 5 – 10g bột ngải cứu hoặc 1 – 4g cao ngải cứu pha với nước để uống. Uống trước ngày hành kinh từ 3 – 5 ngày.
- Nếu không mua được bột hoặc cao ngải cứu, có thể dùng 6 – 12g ngải cứu khô. Sau đó đem sắc lấy nước hoặc hãm với nước nóng để uống hàng ngày.
Bài thuốc 2: Ngải cứu chữa kinh nguyệt ra nhiều, băng huyết
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu khô, 4g gừng khô. Sắc các nguyên liệu trên với 1 bát nước trong khoảng 30 – 1 giờ. Sau đó cho thêm 50g ca cao dừa đã được sao tán nhỏ và sử dụng.
- Sử dụng từ 5 – 7 ngày.
Bài thuốc 3: Ngải cứu khắc phục tình trạng chậm kinh, máu kinh quá ít, màu nhạt hoặc xám
- Chuẩn bị: 12g ngải cứu khô, 12g đẳng sâm, 12g thục địa, 12g xuyên khung, 8g gừng khô, 20g hà thủ ô.
- Cho các nguyên liệu trên sắc uống mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 10 – 15 ngày.
Đại ngải
Tác dụng: Đại ngải (còn hay gọi là mai hoa băng phiến), là loại cây có nhiều công dụng trong việc thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông khí huyết nên có tác dụng quan trọng trong điều hòa kinh nguyệt và chữa đau bụng kinh.
- Chuẩn bị 30gr rễ đại ngải, 15gr ích mẫu dùng để sắc thuốc uống.
- Cách làm: Các bệnh nhân có thể uống 1 tuần trước kỳ kinh sẽ thấy chứng đau bụng kinh của mình nhanh chóng biến mất.
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai hàng ngày có chứa các thành phần làm thay đổi nội tiết. Bởi vậy nên ngoài chức năng tránh thai như tên gọi thì nó còn giúp điều hòa lại nội tiết, từ đó giúp kinh nguyệt ổn định hơn.
Tuy nhiên, không phải chị em nào khi bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể sử dụng thuốc tránh thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng cho những trường hợp:
- Nghi ngờ có thai.
- Có các u ở vú, tử cung hay buồng trứng.
- Mắc các bệnh nội khoa nặng như tiểu đường, bệnh gan, tim mạch,…
Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ
Cân bằng nội tiết tố nữ là một trong những biện pháp đầu tiên mà bác sĩ và các chị em nghĩ tới khi điều trị rối loạn nội tiết tố nữ. Khi nội tiết tố nữ cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt cũng tự động được điều hòa.
Để hiệu quả, dễ dàng sử dụng, an toàn mà không cần uống theo đơn của bác sĩ, chị em phụ nữ nên bổ sung nội tiết tố nữ từ estrogen thảo dược dưới dạng những viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Câu hỏi thường gặp
Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là do đâu? có cách nào để cải thiện
Theo các chuyên gia kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là do rối loạn nội tiết. Do nội tiết rối loạn dẫn đến màng trong của tử cung bong ra bất thường. Ngoài ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày có 1 só nguyên nhân bên ngoài khác như:
- Cô bé không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm.
- Để cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh trong kỳ hành kinh.
- Ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng và các vitamin A, C, E…
- Hay bị căng thẳng
- Do tác dụng phụ của 1 số thuốc khi sử dụng.
Vì vậy để cải thiện hiệu quả tình trạng này chị em nên:
- Vệ sinh cô bé sạch sẽ đúng cách.
- Có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ vitamin và các chất thiết yếu.
- Nên tìm các thú vui hoặc người chia sẻ tránh để bản thân bị stress quá lâu.
Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng – kinh nguyệt không đúng ngày là do đâu?
Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng là dấu hiệu cảnh báo 1 số bệnh nguy hiểm như: polyp tử cung, viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung… Chính vì vậy, khi thấy hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng hoặc kinh nguyệt không đúng ngày thì cần thu sếp đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Hy vọng với các cách điều trị kinh nguyệt không đều đơn giản mà hiệu quả trên đây chị em sẽ áp dụng thành công và sớm có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định, đều “tăm tắp”. Chúc chị em luôn khỏe mạnh.
S.T hạ áp ích nhân