Rong kinh sau sảy thai là trường hợp không hiếm gặp, nó khiến chị em rất lo lắng, liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo vấn đề gì nghiêm trọng hay không? Vậy phụ nữ sau khi sảy thai bị rong kinh thì nên làm gì để khắc phục và muốn kinh nguyệt ổn định trở lại thì nên lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin hữu ích về tình trạng rong kinh sau sảy thai, giúp chị em có câu trả lời chính xác nhất.
Sảy thai – sự cố không một bà bầu nào muốn nhắc tới
Có thể nói rằng, sảy thai , chính là sự cố mà không một bà bầu nào muốn nhắc tới. Đây không chỉ là vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn trở thành nỗi ám ảnh tâm lý với nhiều mẹ bầu, đặc biệt là khi thai nhi đã phát triển lớn.
Tuy nhiên, theo các con số thống kê từ thực tế thì có khoảng 10 -20% thai phụ bị sảy thai, bắt buộc phải kết thúc thai kỳ.
Trong đó, nhóm đối tượng là nữ giới quá tuổi sinh sản (35 – 45 tuổi và cao hơn), sức khỏe có vấn đề bất thường, có bệnh nền… chính là những trường hợp có nguy cơ cao bị sảy thai hơn.
Thường thì sảy thai sẽ diễn ra khá sớm, trước khi thai nhi được 20 tuần tuổi. Nó được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm:
- Sảy thai hoàn toàn: Toàn bộ mô thai bị đào thải ra khỏi cơ thể của người mẹ trong một lần duy nhất.
- Sảy thai không hoàn toàn: Trường hợp này, phôi thai bị giải phóng khỏi cơ thể mẹ nhưng một số mô vẫn còn sót trong tử cung, chúng sẽ được đẩy ra ngoài dần dần.
- Sảy thai lỡ: Đây là trường hợp phôi thai đã chết nhưng vẫn còn nhau thai và mô phôi ở trong tử cung. Tình trạng này chỉ được phát hiện khi siêu âm thai chứ người mẹ không hề cảm nhận được bất cứ sự khác thường nào.
- Sảy thai tái phát: Đây là cách gọi chỉ nhóm đối tượng là nữ giới bị sảy thai nhiều lần liên tiếp.
- Sảy thai ngoài tử cung: Các thai nằm ngoài tử cung bị sảy và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
- Dọa sảy thai: Với trường hợp này, thai phụ bị ra máu bất thường, cổ tử cung của người phụ nữ không giãn nở, nhiều mẹ bầu xuất hiện kèm theo chứng chuột rút. Nhóm đối tượng này nếu được phát hiện và kịp thời hỗ trợ y tế thì sẽ đảm bảo an toàn cho thai nhi, tiếp tục phát triển thai kỳ bình thường.
Xuất huyết âm đạo bất thường, đau do áp lực tại vùng chậu, chuột rút chính là những triệu chứng điển hình của sảy thai.
Sau khi phát hiện và xác định chính xác tình hình sảy thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị theo phương pháp nội khoa, thai phụ dùng thuốc để đẩy hết mô thai, nhau thai, phôi thai còn lại trong tử cung ra ngoài trong vòng 24h.
Với các trường hợp mà thai phụ có biểu hiện nhiễm trùng, ra máu nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa và phẫu thuật (nạo, hút) để loại bỏ ngay những mô còn sót lại trong tử cung.
Rong kinh sau sảy thai là gì? Nó có nguy hiểm không và tại sao chị em gặp tình trạng này?
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường thấy ở những phụ nữ đã từng bị sảy thai. Theo đó, một số người sẽ bị mất, kinh bế kinh, một số khác lại bị rong kinh.
Tuy nhiên rong kinh sau sảy thai chính là trường hợp khiến chị em phụ nữ lo lắng hơn cả bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới tâm lý của họ.
Tìm hiểu rong kinh sau sảy thai là gì?
Khi cơ thể nữ giới mang thai, các mạch máu trong tử cung được thúc đẩy lưu thông nhiều hơn và để nuôi dưỡng thai thì các mô cũng được hình thành tại đây. Ở giai đoạn mang thai, hormone nội tiết tố tăng cao nhưng sẽ bị giảm đột ngột khi gặp phải tình trạng sảy thai.
Sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, cộng thêm sự co bóp của tử cung để tống các phần mô và phôi thai ra ngoài sẽ khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn. Và thường thì sau sảy thai chị em phụ nữ sẽ bị rong kinh.
Rong kinh sau sảy thai có dấu hiệu nhận biết là máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường, bên cạnh đó thì thời gian hành kinh cũng nhiều hơn 7 ngày, một số trường hợp lên tới 10 ngày.
Trong trường hợp này, chị em phụ nữ thường xanh xao, mệt mỏi và đuối sức vì mất máu quá nhiều, cơ thể thiếu sắt, chưa kịp phục hồi sau khi sảy thai. Những vấn đề này khiến cho tử cung không kịp ổn định chức năng và hoạt động đúng vai trò của nó.
Rong kinh sau khi sảy thai ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ, nguy cơ cao bị các bệnh viêm nhiễm, bệnh phụ khoa.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến rong kinh sau sảy thai?
Xét về nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh sau sảy thai thì có thể liệt kê một số yếu tố sau đây:
- Do thai phụ sảy thai không hoàn toàn nên một số phần của thai nhi vẫn chưa được đào thải ra khỏi cơ thể mẹ nên tử cung phải co bóp liên tục để tống những phần này ra ngoài. Điều này khiến cho máu chảy nhiều hơn, đặc biệt là ở giai đoạn hành kinh.
- Do rối loạn đông máu sau sảy thai nên nữ giới bị rong kinh.
- Do nội tiết tố bị rối loạn, lượng hormone trong cơ thể tăng – giảm đột ngột nên tác động tới chức năng và vai trò của buồng trứng, làm rối loạn chu kỳ rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt.
- Nữ giới sẽ bị ảnh hưởng tâm lý sau khi sảy thai Điều này khiến cho nội tiết tố bị rối loạn và chu kỳ kinh không ổn định.
- Do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, thuốc làm tan máu mà bác sĩ chỉ định sử dụng.
- Do các khối u xơ, u nang bị vỡ sau tổn thương do sảy thai làm máu kinh ra nhiều và kéo dài hơn.
- Phụ nữ sau sảy thai nếu không có chế độ ăn uống tốt và đảm bảo đủ dinh dưỡng thì cơ thể không kịp phục hồi nguy cơ cao bị rong kinh.
- Sau sảy thai chị em phụ nữ thường gặp phải một số bệnh lý về phụ khoa (Lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến…) tạo thành các vùng tổn thương ở tử cung và gây chảy máu nhiều khi hành kinh.
Phụ nữ bị rong kinh sau khi sảy thai có nguy hiểm không?
Đối với nữ giới vừa bị sảy thai thì tình trạng rong kinh khiến nhiều chị em lo lắng băn khoăn, liệu nó có nguy hiểm gì đối với sức khỏe hay không?
Về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ rằng: tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh của từng trường hợp mà có thể xác định được mức độ nguy hiểm cũng như biến chứng của chúng.
Phụ nữ bị rong kinh sau sảy thai có thể gặp phải một số biến chứng sau đây:
- Đối mặt với nguy cơ bị băng huyết khiến chị em mất máu nhiều thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách.
- Nữ giới bị rong kinh sau sảy thai thường sẽ thiếu máu và thiếu sắt dẫn tới tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Nếu tình trạng rong kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng tái tạo niêm mạc tử cung, nguy cơ cao bị viêm tử cung ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mang thai sau này.
- Tình trạng rong kinh kéo dài còn khiến nữ giới có thể mắc phải bệnh phụ khoa nghiêm trọng làm tổn thương viêm nhiễm các cơ quan sinh dục.
Phụ nữ sau sảy thai cần lưu ý gì để hạn chế tình trạng rong kinh kéo dài?
Nữ giới sau khi bị sảy thai cần có chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý và chế độ chăm sóc cẩn thận hơn để nhanh chóng ổn định sức khỏe cũng như tâm lý.
- Chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng và cân bằng chất dinh dưỡng, nên ưu tiên bổ sung các loại khoáng chất và vitamin có lợi cho việc phục hồi, tái tạo các tổn thương.
- Có thể hạn chế tình trạng đông máu vón cục bằng cách uống nhiều nước ấm trong ngày để tử cung được co bóp thuận lợi hơn.
- Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc để cơ thể có thể phục hồi thật tốt.
- Tránh các hoạt động mạnh cần sử dụng nhiều sức, nên tập luyện nhẹ nhàng và đi lại thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Kiểm soát và giữ cho tâm lý thoải mái, không tiêu cực, không để bản thân xúc động mạnh.
- Phụ nữ bị sảy thai cần có lịch khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe, tình hình hồi phục của cơ thể. Đặc biệt, việc kiểm tra các cơ quan sinh sản như tử cung và buồng trứng là cần thiết để đảm bảo cho lần mang thai sau đảm bảo an toàn, hạn chế các sự cố xảy ra.
Mang thai và làm mẹ chính là thiên chức thiên nhiên của người phụ nữ, quá trình mang thai có thể xuất hiện nhiều sự cố và vấn đề về sức khỏe nên chị em cần theo dõi và khám thai định kỳ. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm và kịp thời có biện pháp can thiệp, bảo vệ sức khỏe cho bà bầu cũng như thai nhi.
Trên đây chính là những thông tin về tình trạng rong kinh sau sảy thai, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm trong việc theo dõi sức khỏe, chăm sóc cơ thể đúng cách nhất.