Vấn đề rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ và cách cải thiện


Có tới 50% trẻ em bị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ, nếu không được nhận biết và điều trị sớm sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, cảm xúc, chức năng xã hội. Vì vậy việc nhận biết sớm được sự bất ổn trong giấc ngủ của con sẽ giúp phụ huynh có thể ngăn ngừa được những hậu quả tiêu cực về lâu về dài.

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ là gì?

Thời gian ngủ chính là lúc để cơ thể trẻ có thể tiết kiệm năng lượng, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng thể chất cũng như phát triển trí não. Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau.

mat-ngu-o-tre-nho

  • Trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 2 tháng tuổi:Thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày khoảng 16 đến 18 giờ.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi: Thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày khoảng 12 đến 16 giờ
  • Trẻ trong độ tuổi từ 1 tuổi đến 3 tuổi: Thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày khoảng 10 đến 16 giờ.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi: Thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày khoảng 11 đến 15 giờ
  • Trẻ trong độ tuổi từ 5 tuổi đến 14 tuổi: Thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày khoảng 9 đến 13 giờ
  • Trẻ trong độ tuổi từ 14 tuổi trở đi: Thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày khoảng 7 đến 10 giờ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ chính là việc trẻ ngủ không đủ giấc, khó để đi vào giấc ngủ khiến trẻ buồn ngủ vào ban ngày, dễ cáu gắt gây khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Nguyên nhân khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn có thể do lý do chủ quan hoặc khách quan. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều ngày, hoặc ít nhất 1 tuần. 

Những dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến ở trẻ em và dấu hiệu điển hình

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và thống kê lại một số chứng rối loạn giấc ngủ điển hình như sau.

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ hay gặp

Rối loạn kích thích

17,3% trẻ 3 đến 13 tuổi, 3-5% ở trẻ trên 15 tuổi có thể gặp rối loạn kích thích. Bệnh cũng có xu hướng di truyền. Một số dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh có thể kể đến như:

  •  Ngủ say khó đánh thức
  • Khả năng phản hồi chậm khi bị đánh thức
  • Nói lắp, nói mơ
  • Lú lẫn sau khi thức tỉnh (cưỡng bức hoặc tự phát)
  • Thường xảy ra trong nửa đầu của giai đoạn ngủ

Mộng du

Mộng du phổ biến ở 17% ở trẻ em, 4% ở người lớn, hay gặp ở trẻ 8 đến 12 tuổi. Bệnh hay xảy ra ở nam hơn nữ giới. Bệnh có xu hướng di truyền. Nếu cha hoặc mẹ trẻ từng bị mộng du thì khả năng con gặp tình trạng này là 45%. Nếu cả hai cha mẹ đều bị mộng du thì trẻ có 60% khả năng mắc bệnh. Dấu hiệu trẻ bị mộng du bao gồm:

  • Trẻ kích động khi ngủ
  • Khó đánh thức
  • Mở mắt khi ngủ
  • Thường xảy ra trong nửa đầu của giai đoạn ngủ
  • Trẻ có thể bị rối loạn kích thích hỗn hợp hoặc kinh hoàng khi ngủ

Ác mộng

Tỷ lệ trẻ gặp ác mộng khi ngủ là 10 – 50% ở trẻ 3 đến 5 tuổi. Bệnh thường khởi phát ở trẻ 3 đến 6 tuổi, cao nhất là từ 6 đến 10 tuổi. Triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Trẻ gặp những giấc mơ khó chịu
  • Tăng phản ứng giao cảm khi ngủ (tăng nhịp tim và hô hấp, điện di)
  • Thường xảy ra trong nửa sau của giai đoạn ngủ, với trí nhớ rõ ràng về sự kiện
  • Sự thèm ngủ tăng lên
  • Có thể liên quan đến rối loạn tâm trạng hoặc rối loạn căng thẳng sau ác mộng

Rối loạn giai đoạn ngủ muộn

Tỉ lệ phổ biến của bệnh 7 – 16% ở thanh thiếu niên. Bệnh hay khởi phát ở tuổi vị thành niên. 40% những trẻ bị ảnh hưởng có tiền sử gia đình về tình trạng này. Trẻ rối loạn giấc ngủ muộn rất khó đi vào giấc ngủ và thức dậy vào những thời điểm trong đêm hoặc thức cả đêm.

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ ít gặp

Khó thở khi ngủ

Khó thở khi ngủ gặp ở 1% đến 5% trẻ em. Bệnh có thể khởi phát khi trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ có các bất thường về sọ, hội chứng Down, bệnh thần kinh cơ, chứng teo đường mật… Dấu hiệu điển hình chứng khó thở khi ngủ ở trẻ:

  • Ngáy
  • Tư thế ngủ không bình thường (ví dụ cổ bị trễ, miệng mở)
  • Đái dầm ban đêm
  • Nhức đầu buổi sáng
  • Thay đổi hành vi: Tâm trạng chán nản, kém tập trung, giảm chú ý
  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày (ít phổ biến hơn)
  • Chứng dị dạng lõm ngực bẩm sinh
mat-ngu-o-tre-nho-1
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: ác mộng, mộng du, kinh hoàng, khó ngủ…

Sợ hãi khi ngủ

Tỷ lệ trẻ gặp triệu chứng này là 1 – 7% và khoảng 2,2% ở người lớn cũng thỉnh thoảng bị sợ hãi khi ngủ. Bệnh thường khởi phát trong thời thơ ấu của trẻ. Dấu hiệu bao gồm:

  • Cảm nhận được nỗi sợ hãi dữ dội (ví dụ: la hét, khóc lóc, bối rối, đi bộ)
  • Khó đánh thức
  • Thường xảy ra trong nửa đầu của giai đoạn ngủ

Hội chứng chân tay bồn chồn

Hội chứng chân tay bồn chồn xảy ra với khoảng 2% trẻ em, thường xảy ra nhiều hơn ở bé gái. Tiền sử gia đình có liên quan đến hội chứng này.Dấu hiệu thường gặp:

  • Cử động chân tay loạn xạ kèm theo cảm giác khó chịu
  • Thường bắt đầu vào buổi tối, tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi, dịu đi khi vận động
  • Có thể liên quan đến thiếu sắt
  • Liên quan đến hành vi và tâm trạng tiêu cực, giảm nhận thức và chú ý
  • Tỷ lệ phổ biến cao hơn ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Các nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ rất đa dạng. Những yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và thể chất của trẻ đều có thể khiến chúng mất ngủ, khó ngủ, hay thức dậy. Một số yếu tố hay gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ bao gồm:

  • Căng thẳng và lo lắng, bao gồm cả rối loạn lo âu
  • Do đói, tã bẩn ở trẻ nhỏ
  • Do bệnh lý: mệt mỏi, tăng động giảm chú, tim bẩm sinh, hô hấp, tiêu hóa…
  • Phòng ngủ hoặc nơi ngủ không có lợi cho giấc ngủ ngon: Nệm không thoải mái, ồn ào, nhiều ánh sáng, quá nóng, quá lạnh…
  • Có thói quen ngủ không nhất quán, sử dụng các thiết bị điện tử trên giường và ăn quá muộn vào ban đêm.

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Nhìn chung, chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Về lâu dài, nếu trẻ ngủ không đủ giấc, thức giấc nửa đêm kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả như:

  • Buồn ngủ vào ban ngày, gây uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Những tai nạn và chấn thương có thể xảy ra do trẻ lơ đãng, thiếu tập trung
  • Các vấn đề về hành vi, thay đổi tâm trạng: Trẻ hay cáu gắt, khó chịu, bực mình, suy nghĩ tiêu cực…
  •  Khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung và học tập giảm sút
  • Thời gian phản ứng chậm hơn với mọi việc
  • Tăng cân
  • Sa sút trí tuệ
mat-ngu-o-tre-nho-2
Cha mẹ nên chú ý theo dõi giấc ngủ của con và giúp con có những giấc ngủ trọn vẹn.

Mẹo cải thiện giấc ngủ cho con

Ngay khi nhận thấy con có những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, cha mẹ nên theo dõi và cùng con thiết lập một thời gian biểu cho giấc ngủ phù hợp. Một số mẹo sau đây có thể giúp trẻ cải thiện giấc ngủ ngon hàng ngày:

  • Thiết lập thời gian đi ngủ đều đặn mỗi đêm và không thay đổi nhiều so với thời gian đó. Tương tự, thời gian thức dậy không được chênh lệch giữa các ngày trong tuần và cuối tuần quá 1,5 giờ.
  • Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như cho con bạn tắm nước ấm hoặc đọc truyện.
  • Không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào có caffeine ít hơn 6 giờ trước khi đi ngủ.
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ngủ thoải mái và phòng ngủ tối.
  • Đảm bảo độ ồn trong phòng ngủ thấp.
  • Tránh cho trẻ ăn nhiều bữa gần giờ đi ngủ .
  •  Hãy biến giờ chơi sau bữa tối thành thời gian thư giãn vì hoạt động quá nhiều gần giờ đi ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo.
  • Không nên xem tivi, máy vi tính, điện thoại di động, hoặc phát nhạc khi trẻ chuẩn bị đi ngủ. Nên tắt TV và trò chơi điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em nên được đưa đi ngủ khi chúng tỏ ra mệt mỏi nhưng vẫn tỉnh táo (thay vì ngủ gục trong vòng tay của cha mẹ hoặc trong phòng khác).

Tóm lại, rối loạn giấc ngủ là tình trạng giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Đa số chứng rối loạn giấc ngủ không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý theo dõi giấc ngủ của con và giúp con có những giấc ngủ trọn vẹn.

S.T

Thành phần
Bảo Xuân là sản phẩm nội tiết tố nữ được tin dùng số 1 tại Việt Nam (Được bạn đọc Tạp chí Kinh Tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm – dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2022)
Chất lượng tốt - Hiệu quả nhanh
Hàng triệu phụ nữ tin dùng và hài lòng
Giấy xác nhận quảng cáo số: 1518/2022/XNQC-ATTP
Thành phần chứa:
  • Tinh chất mầm đậu nành
  • Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa
  • Nhân sâm, Lô Hội, Vitamin E, Collagen từ cá
BẢO XUÂN GOLD
Dành cho phụ nữ tuổi 30+, phụ nữ sau sinh
  • Phụ nữ trên tuổi 30 bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen, phụ nữ tiền mãn kinh có triệu chứng khô da, nám da, sạm da, bốc hỏa, yếu sinh lý.
  • Hỗ trợ bổ sung phytoestrogen (estrogen thảo mộc), hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố nữ, các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh như: đau đầu, bốc hỏa (nóng bừng mặt), cáu gắt, hồi hộp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, yếu sinh lý, khô da, nám da, sạm da
  • Hỗ trợ làm đẹp da
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình mãn kinh, kéo dài tuổi xuân phụ nữ
BẢO XUÂN TUỔI 50+
Dành cho phụ nữ mãn kinh, phụ nữ sau cắt buồng trứng
  • Giúp bổ sung và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ estrogen, cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ thời kỳ mãn kinh như: bốc hỏa, cáu gắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, tóc khô xơ, gãy rụng, tích mỡ bụng, suy giảm sinh lý nữ
  • Hỗ trợ giảm nhăn da, chống nám, sạm
  • Hỗ trợ giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương và tăng hấp thụ canxi làm xương vững chắc
Giấy xác nhận quảng cáo số: 1518/2022/XNQC-ATTP
Đăng ký tư vấn miễn phí
Liên hệ 18006316 hoặc để lại thông tin nhận tư vấn