Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là gì?
Nhiễm trùng nấm men Candida là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên là Candida Albicans gây ra. Loại nấm này có khả năng tăng sinh mạnh mẽ gây tổn thương cho nhiều cơ quan trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục.
Đây là một loại nấm luôn tồn tại trong âm đạo. Khi độ PH nằm trong ngưỡng cho phép (3,8 đến 4,5) thì lượng nấm này sẽ tồn tại ở mức độ vừa đủ và hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi độ PH này cao do môi trường axit ở âm đạo bị mất cân bằng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida sinh sôi nhanh chóng , lấn át đi các vi khuẩn có lợi, tấn công vào âm đạo gây viêm nhiễm âm đạo.
Vì vậy, có thể nói bệnh viêm âm đạo do nấm candida gây ra rất phổ biến ở nữ giới chỉ sau nguyên nhân viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra.
Nguyên nhân khiến nấm candida phát triển mạnh?
Như đã phân tích ở trên nấm candida phát triển mạnh khi độ PH ở âm đạo cao, đồng thời âm đạo ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loại nấm này. Chính vì vậy, có thể điểm qua một số nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Do chị em phụ nữ vệ sinh vùng kín sai cách, để vùng kín thường xuyên ẩm ướt.
- Mặc quần áo bó sát, quá chật khiến cô bé không thoát được mồ hôi
- Đồ lót quá chặt, mặc các loại quần lọt khe gây xây xát cho cô bé, đồ lót chất liệu không thấm hút cũng như không thoát được mồ hôi.
- Vùng kín bị tổn thương, nhiễm nấm sau quan hệ tình dục.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai sức khỏe yếu, nội tiết đang bị rối loạn ảnh hưởng đến dịch nhờn âm đạo cũng như độ PH trong âm đạo không ở mức lý tưởng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển mạng.
- Chị em bị bệnh tiểu đường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh.
Triệu chứng nhận biết nhiễm nấm Candida ở nữ giới
Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau như:
- Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không có mùi hôi.
- Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ.
- Khí hư ra nhiều.
- Đi tiểu nhiều, tiểu buốt.
- Khi quan hệ tình dục, người bệnh có cảm giác bị đau đớn, khó chịu.
- Vùng âm đạo bị nhiễm nấm thường tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn và các vùng lân cận.
- Nếu bị nặng, âm hộ, âm đạo có thể bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí lan tới bẹn và đùi.
Nhiễm nấm Candida có thể tự khỏi không?
Nhiễm nấm Candida có thể tự khỏi được không hay cần sự can thiệp của bác sĩ là câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều trong thời gian quá. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida sẽ không thể tự khỏi hoàn toàn nếu không được các bác sĩ chuyên khoa kê toa dùng thuốc đặc trị. Chính vì vậy chị em cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín ngay từ khi thấy dấu hiệu bất thường ở vùng kín như cảm thấy ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra có màu trắng vón cục như bã đậu… Các bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc chống nhiễm nấm để dùng, vì như vậy sẽ khiến nấm Candida bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn.
Ngoài ra việc chị em đi thăm khám và chữa trị sớm từ khi mới chớm bệnh cũng khiến quá trình điều trị được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời, sẽ giúp chị em phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm mà nó có thể gây ra như viêm nhiễm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến.
Thời gian điều trị nấm Candida trong vòng bao lâu?
Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida ở nữ có thể được chữa khỏi trong vòng 3-5 ngày hoặc 2-3 tuần trong trường hợp bệnh nặng, tùy theo phát đồ của bác sĩ điều trị.Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị kịp thời.
Nhiễm nấm Candida có thể trị dứt điểm không?
Đây là một căn bệnh tương đối dễ chữa, nhưng lại hay bị tái phát nhiều lần. Vì thế bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, phòng bệnh đúng cách, và quan trọng là phải dùng thuốc theo chỉ thị của bác sĩ để bệnh hoàn toàn khỏi bệnh dứt điểm và không tái phát trở lại.
Ngoài ra, muốn điều trị khỏi bệnh nấm Candida âm đạo ở phụ nữ, cần điều trị cho cả vợ và chồng. Nguyên nhân là vì trong quá trình giao hợp, vi khuẩn nấm Candida có thể ký sinh và phát triển tại dương vật của người đàn ông, gây ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Phòng bệnh nấm Candida thế nào cho hiệu quả?
Để hạn chế sự phát triển quá mức của bào tử nấm Candida, bạn nên ứng dụng các biện pháp chăm sóc vùng kín như:
- Tránh các dung dịch vệ sinh, các loại nước hoa không phù hợp với độ pH âm đạo, dễ khiến âm đạo bị kích ứng.
- Không thụt rửa âm đạo, khiến nấm dễ tấn công sâu hơn, lan rộng hơn tới các cơ quan sinh dục khác.
- Tránh mặc các loại quần chip có chất liệu thô, không thấm hút tốt, gây bí bách cho “cô bé”.
- Quan hệ tình dục cần chú ý sử dụng các biện pháp “bảo hộ” an toàn.
- Bộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, phơi quần áo lót nơi có ánh nắng mặt trời.
- Nếu bệnh tái đi tái lại, nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, bởi có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh nấm Candida không thể hết một cách dứt điểm, như việc dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen, mắc bệnh tiểu đường, hoặc dùng thuốc kháng sinh kéo dài,…
Qua bài viết trên, bạn phần nào có những kiến thức hữu ích về bệnh nấm Candida ở nữ giới: nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp chị em giải đáp được toàn bộ những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua số 18006316 miễn phí cước gọi để được tư vấn.
S.T