Thông tin về đan sâm – huyết sâm
Tên gọi – Chủng loại
Đan sâm có tên gọi khoa học là Salvia miltiorrhiza, tên gọi khác là huyết căn, huyết sâm, xôn đỏ, cửu thảo…. thuộc họ hoa môi
Mô tả rễ cây đan sâm
Rễ của cây đan sâm thường ngắn, thô. Rễ có hình trụ dài có khi phân nhánh, hơi cong keo, rễ con có dạng tua nhỏ. Rễ đan sâm thường dài 10cm đến 20cm, đường kính khoảng 0,3cm đến 1cm.
Mặt ngoài của rễ có màu đỏ nâu, vân nhăn dọc khi vỏ rễ già bong ra thường sẽ có màu nâu tía, phần gỗ màu vàng xám hoặc nấu tía với bó mạch màu trắng vàng xếp theo hình xuyên tâm.
Phân bố của cây đan sâm – huyết sâm
Đan sâm được trồng nhiều ở Nhật Bản và Trung Quốc khi thâm nhập vào Việt Nam được trồng chủ yếu ở Tam Đảo.
Bộ phận, thu hái, chế biến, bảo quản
- Bộ phận: Phần được dùng làm thuốc là rễ đan sâm.
- Thu hái: Được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu
- Chế biến: Lấy phần rễ mang đi rửa sạch loại bỏ các rễ con và phần thân còn sót, có thể để nguyên rễ hoặc thái thành từng lát dày rồi đem đi sấy khô hoặc phơi khô. Hoặc bạn cũng có thể đem thái lát ngâm với 1 ít rượu trong khoảng 1 giờ đồng hồ rồi đem đi sao vàng cho đến khô cất đi dùng dần.
- Bảo quản: Nên đựng trong hũ thủy tinh đóng kính, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Tác dụng của huyết sâm – đan sâm
Theo những thông tin y học được lưu truyền thì đan sâm là vị thuốc có khả năng cải thiện tuần hoàn giúp lưu thông máu tốt, phá huyết ứ, sinh huyết mới, giảm đau, điều kinh, dưỡng huyết an thai…. nên được ứng dụng mạnh mẽ trong các bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh, mất ngủ, đau tức ngực, đau nhức xương khớp, làm thuốc bổ cho phụ nữ chưa chồng da vàng, chống viêm, ngăn xơ vữa động mạch…
Một số bài thuốc dân gian từ cây đan sâm
Bài thuốc ngâm rượu đan sâm tốt cho sức khỏe
Bài 1: Giúp ăn ngon, chữa mất ngủ, mệt mỏi, nâng cao thể trạng
- 60g đan sâm
- 60g hoàng kỳ
- 60g bạch truật
- 60g đương quy
- 20g cam thảo
- 20g xuyên khung
- 20g ích trí nhân
- 20g sa nhân
- 20g trần bì
- 20g chỉ xác
- 120g thục địa
- 40g bạch thược
- 50g long nhãn
- 100g đại táo
- 30g mạch môn
- 30g sa sâm
- 30g kỳ tử
- 30g đỗ trọng
- 30g tục đoạn
- 30g táo nhân
- 30g ba kích
Bài 2. Giúp chữa đau nhức khớp, đau lưng, đau dây thần kinh
- 30g đan sâm
- 30g độc hoạt
- 30g phòng phong
- 30g kê huyết đằng
- 30g xuyên khung
- 30g bạch linh
- 40g tần giao
- 40g bạch thược
- 40g đỗ trọng
- 40g tục đoạn
- 40g ba kích
- 20g sa nhân
- 20g nhục quế
- 20g cam thảo
- 20g tế tân
- 50g ngũ gia bì
- 50g ngưu tất
- 60g đương quy
- 60g đẳng sâm
- 100g thục địa
Bài 3. Giúp chữa yếu sinh lý, hiếm muộn
- 60g đan sâm
- 60g đương quy
- 40g bạch thược
- 40g bạch truật
- 40g tục đoạn
- 100g thục địa
- 100g long nhãn
- 100g dâm dương hoắc
- 100g đại táo
- 100g cao sơn dương
- 100g lộc giác giao
- 30g ngưu tất
- 30g kỳ tử
- 30g đỗ trọng
- 20g bạch linh
- 50g táo nhân
Với cả 3 bài thuốc vừa kể trên thì cách ngâm rượu đều như sau: trước khi đem đi ngâm hãy rửa qua bằng nước ấm rồi để ráo. Sau đó cho vào bình sứ hoặc thủy tinh. Với số lượng thuốc như trên bạn có thể ngâm với 7 đến 10 lít rượu. Để sau 2 tháng hoặc càng lâu càng tốt dùng dần mỗi lần uống 1 chén con khoảng 30ml trước bữa ăn, ngày uống 2 đến 3 lần trước bữa ăn.
Lưu ý:
Trong 3 bài thuốc trên thì riêng đan sâm có thể sử dụng đan sâm khô thay vì đan sâm tươi, đem loại bỏ tạp chất và phần thân còn sót lại rồi đem đi rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày rồi đem phơi khổ. Ban đầu đổ 3 lít rượu cho ngập thuốc rồi đem ngâm, su khoảng vài ngày rượu đã ngấm vào thuốc thì đổ thêm 2 lít nữa tiếp tục ngâm.
Bài thuốc dân gian từ cây đan sâm chữa kinh nguyệt không đều
- 12g đan sâm
- 12g thục địa
- 12g hoài sơn
- 12g sài hồ
- 12g bạch thược
- 8g sơn thù
- 8g trạch tả
- 8g phục linh
- 8g đan bì
Tất cả đem sắc ngày uống 1 thang
Bài thuốc dân gian từ cây đan sâm chữa bế kinh, đau bụng kinh
- 10g đan sâm
- 10g đương quy
- 10g sinh địa
- 10g hương phụ
- 10g xuyên khung
- 10g bạch thược
Tất cả đem sắc ngày uống 1 thang
Bài thuốc dân gian từ cây đan sâm trị các bệnh phụ khoa
- 15g đan sâm
- 15g đương quy
- 8g tiểu hồi
Tất cả đem rửa sạch cho vào ấm sắc chắt lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc dân gian từ cây đan sâm giúp an thần, giảm căng thẳng, suy nhược thần kinh
- 16g đan sâm
- 16g đại táo
- 16g mạch môn
- 16g ngưu tất
- 16g huyền sâm
- 8g táo nhân
- 8g dành dành
Đem đi rửa sạch cho vào ấm sắc với khoảng 500ml nước, đun kỹ sau đó bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang cho đến khi nhận thấy bệnh tỉnh có chuyển biến tích cực.
Bài thuốc dân gian từ cây đan sâm chữa bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực
- Đan sâm tươi tán bột vo viên, mỗi viên 30g
- Ngày uống 3 lần với nước ấm, mỗi lần uống 2 viên.
Bài thuốc dân gian từ cây đan sâm chữa viêm khớp cấp tính
- 12g đan sâm
- 20g hy thiêm thảo
- 20g thổ phục linh
- 20g kim ngân hoa
- 20g ké đầu ngựa
- 16g tỳ giải
- 16g kê huyết đắng
- 12g ý dĩ
- 12g cam thảo
Đem tất cả các dược liệu đã được chuẩn bị ở trên đi rửa sạch, cho vào ấm đem sắc lấy nước để uống hàng ngày.
Bài thuốc dân gian từ cây đan sâm trị thấp khớp thể hàn
- 12g đan sâm
- 12g chát chìu
- 12g thục địa
- 12g thổ phục linh
- 12g độc hoạt
- 12g tang ký sinh
- 12g kê huyết đằng
- 12g xích thược
- 12g thiên niên kiện
- 12g khương hoạt
- 12g đỗ trọng
- 20g đẳng sâm
- 20g ngưu tất
- 8g ngục quế
- 16g hoài sơn
Mang tất cả dược liệu rửa sạch đun cùng với nước, đun nhỏ lửa, đun kỹ đến khi còn khoảng 1 bát nước thì chắt lấy nước uống, uống khi còn ấm mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc dân gian từ cây đan sâm chữa sưng, đau gan và viêm gan mãn tính
- 20g đan sâm
- 20g nọc sợi
Rửa sạch sắc kỹ hoặc dùng để pha trà uống hàng ngày.
Bài thuốc đan sâm trị sốt xuất huyết
- 12g đan sâm
- 100g bồ công anh
- 16g mộc thông
- 16g thông thảo
- 16g huyền sâm
- 16g sa tiền
- 40g sài đất
- 8g tạo giác thích
Rửa sạch, sắc kỹ, chắt lấy nước uống trong ngày cho tới khi bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc đan sâm chữa bế kinh
- 8g xích xâm
- 8g ngưu tất
- 8g thăng ma
- 8g đương quy
- 8g bạch thược
- 8g sài hồ mỗi vị
- 12g hoàng kỳ
- 12g đảng sâm
- 12g bạch truật
- 4g cam thảo
- 6g trần bì
Đem rửa sạch, cho ấm sắc kỹ chắt lấy nước uống hàng ngày
Bài thuốc trị thiếu máu, mất máu sau sinh ở phụ nữ
- 8g đan sâm
- 8g toan táo nhân
- 8g phục linh
- 8g đương quy
- 8g bá tử nhân
- 8g viễn chí
- 12g địa hoàng
- 12g huyền sâm
- 10g mạch môn
- 10g thiên môn
- 6g cùng cát cánh
- 6g ngũ vị tử mỗi
- 0.6g chu sa
Mang tất cả các dược liệu vừa kể ở trên ngoại trừ chu xa đem đi rửa sạch sắc kỹ lấy nước uống cùng chu sa.
Một số lưu ý khi dùng rượu ngâm đan sâm
Đan sâm ngâm rượu nói chung và rượu ngâm thảo dược nói riêng là một trong số những bài thuốc được nhân dân ta sử dụng từ lâu và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chọn thảo dược để ngâm với rượu cần phải rất tỉ mỉ để tránh những mặt trái mà nó gây ra cho sức khỏe con người. Khi sử dụng đặc biệt phải chú ý đến liều lượng, cách thức sử dụng cũng như phải đúng người, đúng bệnh, không nên sử dụng một cách tùy tiện. Nên tham khảo kĩ và lắng nghe lời khuyên từ những thầy thuốc đông y xem có nên dùng hay không. Riêng rượu đan sâm những người âm hư hỏa vượng không nên dùng các loại thuốc này. Không kết hợp đan dâm với vị thuốc lê lô vì 2 vị thuốc này kỵ nhau khi dùng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về vị thuốc đan sâm, các bài thuốc dân gian từ cây đan sâm như đan sâm ngâm rượu hoặc đan sâm kết hợp với các vị thuốc khác đem sắc uống. Tuy nhiên những thông tin mà chúng tôi đưa ra ở bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên mà không có sự thăm khám và tư vấn chuyên môn.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi vào số hotline 18006316 hoặc để lại bình luận ở cuối bài viết. Chúng tôi sẽ liên hệ ngay sau khi nhận được câu hỏi.