Cao đan sâm có tác dụng gì?
Cao đan sâm được bào chế từ đan sâm khô – loại thảo dược được sử dụng rất phổ biến trong Y học cổ truyền. Đan sâm là một loại cây dạng thân cỏ thuộc họ Sâm, được tìm thấy rất nhiều ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nó có tên khoa học là Alvia miltiorrhiza Bunge, một số tên khác thường gọi bao gồm: Hồng căn, Huyết sâm hoặc Xích sâm.
Vì tính quý giá cũng như lợi ích mà nó mang lại, dần dần Đan sâm được nhân giống và trồng rộng rãi ở Việt Nam. Đề cập tới dược tính của nó thì phải kể đến những tác dụng sau đây:
Theo Y học cổ truyền
Khi nhắc tới tác dụng của Đan sâm, người xưa có câu: “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang” với ý nghĩa rằng: Đan sâm có tác dụng tương đương với bài thuốc “Tứ vật thang” đã quá nổi tiếng trong việc điều huyết, bổ huyết.
- Điều hoà kinh mạch, cải thiện tình trạng ứ huyết, dưỡng huyết an thai là những tác dụng của Đan sâm. Cũng chính vì thế mà loại thảo dược này được coi là “Huyết bệnh yếu dược” tức là loại thuốc quan trọng chữa những loại bệnh về máu.
- Đan sâm còn là vị thuốc chữa âm hư phiền nhiệt, hồi hộp khó chịu, đau thắt ngực…
- Nữ giới bị kinh nguyệt không đều, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục khi dùng Đan sâm cũng giúp cải thiện bệnh tình.
- Cải thiện tình trạng thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ.
…
Theo y học hiện đại
- Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hoạt chất Danshensu, Tanshinon IIA được tìm thấy trong Đan sâm có tác dụng phòng ngừa giãn động mạch vành, cải thiện lượng máu đi qua động mạch vành.
- Dịch chiết của Đan sâm có khả năng cải thiện chức năng tâm thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp, giúp tăng lưu lượng máu.
- Các chất dịch trong Đan sâm còn giúp làm giảm sự sản xuất Fibrin (các sợi làm máu đông lại), hạn chế đáng kể nguy cơ hình thành cục máu đông. Đồng thời góp phần làm tan huyết khối.
Đan sâm giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh mạch vành, điều hoà huyết áp, hỗ trợ điều trị chứng đau thắt ngực rất hiệu quả.
Với những lợi ích kể trên trong việc điều trị bệnh, Đan sâm được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm trước. Cao đan sâm được bào chế từ đan sâm khô nên có toàn bộ tác dụng của đan sâm nhưng ở dạng cô đặc nên hàm lượng hoạt chất cao hơn, tác dụng tốt hơn nhiều so với các chế phẩm khác từ đan sâm. Ngoài ra, nó dễ bảo quản và mang theo, thuận tiện hơn khi sử dụng.
Sử dụng cao đan sâm thế nào cho hiệu quả?
Những tác dụng của đan sâm và cao đan sâm với sức khỏe đã được thực tế và khoa học chứng minh. Có nhiều cách sử dụng đan sâm khác nhau tùy thuộc vào từng mục đích trị bệnh riêng.
- Đan sâm ngâm rượu: phòng và hỗ trợ trị bệnh mạch vành, điều kinh.
- Đan sâm hãm uống như nước chè: giảm mỡ máu, chữa viêm gan mãn tính.
- Cao khô đan sâm: hỗ trợ điều trị tắc kinh, mất ngủ, thần kinh suy nhược.
…
Ngoài ra, trong một vài năm trở lại đây, cao đan sâm còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tim mạch, nội tiết. Liều lượng được cân nhắc và tùy chỉnh dưới sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc, dược sĩ nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ai không nên dùng cao đan sâm?
- Do dược tính của Đan sâm là tăng tuần hoàn máu, bổ huyết, điều huyết nên khi sử dụng loại thảo dược này thì nên tránh những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu (Warfarin).
- Không dùng cho người đang bị chảy máu cấp tính (sốt xuất huyết, xuất huyết dạ dày, chảy máu do vết thương hở…)
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người tự tìm hiểu về giá bán đan sâm hoặc giá đan sâm tươi, mua về tự chế thành cao khô đan sâm để dùng nhằm bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng đan sâm hay bất cứ loại thảo dược nào, cần được thăm khám và tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ Y học cổ truyền để đảm bảo bắt đúng bệnh, dùng đúng thuốc.
Trong quá trình sử dụng Đan sâm với mục đích trị bệnh thì cũng cần chú ý sử dụng đúng liều lượng, đủ liệu trình. Không vì nôn nóng muốn cải thiện nhanh mà tự ý tăng liều, cũng không vì thấy hết triệu chứng bệnh mà tự ý ngừng sử dụng.
Trên đây chính là những thông tin về cao đan sâm, hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thảo dược này, từ đó có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn và sử dụng để trị bệnh.