Đan sâm tam thất là gì?
Đan sâm tam thất là bài thuốc với sự kết hợp của 2 vị thuốc bao gồm: Đan sâm và Tam thất. Đây là 2 loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, được sử dụng từ lâu đời. Vậy đan sâm tam thất có tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền, Đan sâm tam thất là phương thuốc quý giúp trị các bệnh về tim mạch, cải thiện chức năng của tim, giảm đau thắt ngực, điều hoà huyết áp, góp phần chống nhồi máu cơ tim…
Đặc biệt, tam thất kết hợp đan sâm còn mang tới hiệu quả được sánh ngang với bài thuốc “Tứ vật thang” vốn đã rất nổi tiếng với khả năng bổ huyết và điều huyết. Do đó, người xưa có câu “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang” để nói về sự hiệu quả của bài thuốc này.
Đan sâm tam thất cải thiện sức khoẻ như thế nào?
Tác dụng của Đan sâm
Đan sâm được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” tức là loại thuốc quan trọng điều trị các bệnh liên quan tới máu.
Đan sâm có tên gọi khoa học là Alvia miltiorrhiza Bunge. Nó thuộc họ nhân sâm và còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Hồng căn, Xích sâm hoặc Huyết sâm. Đan Sâm thường được tìm thấy rất nhiều ở ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Sau này, Đan sâm được nhân giống và trồng rộng rãi tại Việt Nam.
Theo Y học cổ truyền, Đan sâm có vị đắng, sắc đỏ. Loại thảo dược này có tác dụng dưỡng huyết an thai, điều hoà kinh mạch, cải thiện tình trạng ứ huyết.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, dịch chiết của Đan sâm có khả năng giúp tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp. Ngoài ra, các dịch này cũng giúp làm giảm sự sản xuất Fibrin – các sợi làm màu đông lại, từ đó góp phần làm giảm sự hình thành cục máu đông và hỗ trợ làm tan huyết khối.
Hoạt chất Danshensu, Tanshinon IIA trong vị thuốc Đan sâm có tác dụng cải thiện lượng máu đi qua động mạch vành, phòng ngừa giãn động mạch vành.
Tác dụng của Tam thất
Tam thất có tên khoa học là Panax Pseudoginseng Wall, nó còn được gọi với một số tên khác như: Thổ sâm, Tam thất bắc, Kim bất hoán. Củ và hoa tam thất là bộ phận được sử dụng nhiều nhất vì có dược tính cao nhất.
Từ xa xưa, tam thất được coi là loại thảo dược quý với nhiều lợi ích như: cầm máu, giảm đau, giúp đẩy sản dịch, huyết hôi không thoát ra được ở phụ nữ, băng huyết, rong huyết, rong kinh, hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau khi sinh đẻ…
Theo y học hiện đại, tam thất giúp tăng lưu lượng máu động mạch vành, bảo vệ cơ tim, tránh thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tăng sức khoẻ, cải thiện hệ miễn dịch…
Bài thuốc bổ huyết và điều huyết hiệu quả từ sự kết hợp giữa Đan sâm và Tam Thất
Hai loại thảo dược kể trên đều có những tác dụng nhất định đối với hệ tim mạch cũng như giúp lưu thông khí huyết, cải thiện sức khỏe. Y học cổ truyền đã khéo léo kết hợp 2 vị thuốc này để tạo thành một bài thuốc hiệu quả trong việc bổ huyết, điều kinh.
Sự kết hợp này mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, có thể kể tới như:
- Góp phần phần hỗ trợ tăng lưu lượng máu cho mạch vành tim, điều hòa nhịp tim và huyết áp, chống xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ phòng và trị chứng đau thắt ngực, cảm giác ngột ngạt trong ngực, đau nhói vùng tim do huyết ứ.
- Tăng tuần hoàn máu não, từ đó góp phần cải thiện trí nhớ.
- Cải thiện chứng huyết hư, điều kinh, bổ huyết, tiêu viêm…
- Hỗ trợ lưu thông khí huyết cho phụ nữ sau khi sinh.
- Bồi bổ sức khỏe, cải thiện khả năng đề kháng của cơ thể.
…
Nên lưu ý điều gì khi sử dụng bài thuốc Đan sâm tam thất?
Tác dụng của đan sâm tam thất đối với sức khỏe của người bệnh tim mạch, người gặp các chứng “huyết bệnh” là rất rõ ràng. Mặc dù đây là bài thuốc từ hai loại thảo dược quý có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí gây phản tác dụng. Vậy khi dùng bài thuốc Đan sâm tam thất cần lưu ý những gì?
Đối tượng nào không nên dùng bài thuốc này?
- Người đang bị sốt cao, người đang bị bệnh sốt xuất huyết.
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt.
- Người đang chảy máu cấp tính (do vết thương hở, xuất huyết dạ dày, xuất huyết tiêu hóa…).
Cùng với sự phát triển của y học và khoa học, trong nhiều năm gần đây bài thuốc Đan sâm tam thất được nghiên cứu, điều chế dưới dạng nhiều sản phẩm khác nhau (thuốc đông y, sản phẩm dạng viên đan sâm tam thất). Tuy nhiên, tình trạng cơ thể của mỗi người không giống nhau. Vì thế, không nên tự ý sử dụng bài thuốc. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Nên tránh những loại thuốc nào khi dùng Đan sâm Tam thất?
Khi dùng bài thuốc Đan sâm tam thất thì cần tránh sử dụng một số loại thuốc sau đây để không làm ảnh hưởng tới hiệu quả cũng như sức khỏe người bệnh.
- Thuốc chống đông máu.
- Thuốc cầm máu.
Chú ý tới liều lượng sử dụng
Như đã nói ở trên, không nên tự ý sử dụng bài thuốc và đặc biệt phải có liều lượng thích hợp cho từng tình trạng bệnh ở mỗi người. Do đó, nên được thăm khám, bốc thuốc bởi thầy thuốc có uy tín và năng lực về y học để được chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng.
Với các sản phẩm được bào chế dạng viên thì cần tham khảo ý kiến của dược sĩ về liều dùng, cách dùng.
Trong thời gian sử dụng bài thuốc đan sâm tam thất, nên theo dõi tình hình sức khoẻ, ngừng sử dụng nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường và tới gặp bác sĩ ngay nếu tình hình nghiêm trọng.
Với những thông tin kể trên, hi vọng rằng bạn đọc đã hiểu được thuốc Đan sâm Tam thất trị bệnh gì cũng như nên lưu ý những gì để sử dụng bài thuốc này cho hiệu quả nhất.